Connect with us

Bóng Đá Plus

Sách – Trần trụi bóng đá Việt – Chương 1

So với sự cố năm đội đồng ký đơn tẩy chay Giải vô địch Quốc gia 1995 (khi ấy là Giải Đội mạnh Toàn quốc), hay sự cố cầu thủ đuổi đánh trọng tài 8-3-2000 trên sân Vĩnh Long, thì sự cố tối 19-2-2017 trên sân Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) là ồn ào nhất , nhiều bi hài nhất và tệ hại nhất. Sự cố ấy nhanh chóng lan ra Võ Đức Thắng (khi còn là Chủ tịch Câu lạc bộ Đồng Tâm Long An) dạy dỗ chơi thứ bóng đa Fair Play và tuyên chiến tiêu cực như chống lại cả nền bóng đá.

Đáng nói hơn là hành động của toàn đội Long An lại diễn ra trước mặt ông Thắng nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp (VPF), khi ấy đang ngồi ghế VIP trêm sân Thống Nhất, bên cạnh Trưởng Ban tổ chức Giải V-League 2017 Nguyễn Minh Ngọc. Dưới sân các cầu thủ cũ của ông Thắng cùng em trai ông Thắng – Chủ tịch Câu lạc bộ Long An, Võ Thành Nhiệm, sôi sừng sục như muốn cào cấu, muốn đào mới, lôi lên tất cả những uất ức bị dồn nén, trong khi ở trên cao, ông Võ Quốc Thắng thản nhiên, mặt lạnh như tiền xem mọi người giải quyết và gỡ nút thắt như thế nào.

Ông Thắng không dám bước xuống can thiệp và ngại đấy là đội bống cũ của ông và nhười đang gào thét, và đang điên tiết lên là em trai ông? Ông Thắng từng làm chủ tịch câu lạc bộ và ông hiểu hơn ai hết về cuộc chơi mà mà những đội bóng ít tiền lại từng tuyên bố không cho tiền trọng tài hay bị o ép? Thái độ của ông Thắng khiến ông Ngọc cũng ngồi như tượng trên kháng đài VIP và liên tục điện đàm lẫn nhận điện đàm.

Từ lúc trọng tài Nguyễn Trọng Thư chỉ tay lên trời rồi đưa xuống chấm 11 mét đến lức trận đấu tiếp diễn bằng quả 11 mét có đên 12 phút 36 giây, Thời điểm đó, trên kháng đài sôi lên, còn dưới sẫn cỏ thì tranh cãi, xô đẩy và dọa nạt lớn tiếng nhau. Thế nhưng tại hàng ghế VIP, hai vị có quyền lực cao nhất là ông thắng và ông Ngọc vẫn lạnh tanh như người ngoài cuộc. Thật khó để giải mã sự lạnh lùng đấy của những người đứng đầu, bởi 12 phút 36 giấy sôi sục khi ấy rất cần tiếng nói và thậm chí là tiếng quát để tất cả tỉnh ngộ và tật tự trở lại.

Các cầu thủ Long An chịu đá lại, thủ môn Minh Nhựt chổng mông về chấm 11 mét và sau đó là hàng loạt đường chuyền diễu cọt bất mãn để đội thành phố Hồ Chí Minh lấy bóng, đi qua những “cục thịt” rồi ghi bàn mà không bị làm khó…kéo dài những 16 phút 49 giấy nữa. Thời gian dài dằn dặn đó cứ dập dềnh trôi mà tuyệt nhiên không có sự can thiệp cần thiết nào. Cho đến khi trận đấu kết thúc và mọi nười còn đang bàn tán với hàn loath từ ‘nếu” thì những trang mạng thể thao trong và ngoài nước đã tràng ngập cả hình ảnh, clip lẫn những bình luận về sự cố xấu xí trong làng bóng Việt rồi.
Nhiều người đã tin nếu một trong hai “quan” trên rời khu VIP với tư cách là người đứng đầu hiểu sự việc và thậm chí là buông ra lời hứa hẹn sẽ xử lí công minh, nghiêm túc thì sẽ không có cảnh “áo đỏ” sút 11 mét còn thủ môn thì quay lưng bất phục. Mười một cần thủ Long An “điên”, ông Chủ tịch Câu lạc bộ Võ Thành Nhiệm cũng “điên”, trọng tài cũng “điên”nốt đến độ quên cả luật nên cứ buột thủ môn bắt 11 mét phải đứng ở giữa trong khi cần thủ môn đứng trên vạch cầu môn là được. Nhiều người có chuyên ôn cho rằng chính việc quên luật của trọng tài khi cứ bắt thủ môn phải ra giữa mới dẫn đến phản kháng lớn hơn của thủ môn Minh Nhựt.

Quá nhiều cái đầu “điên” trong khi hai cái đầu “tỉnh” của ông Thắng và ông Ngọc lại ở quá xa và lạnh tanh như thể vô cảm. Thực tế họ vô cảm còn hơn cả kháng giả trên sân – đang bực tức vì nhiều lẽ, trong đó có cả lí do vì bị xem thường. Luật bóng đá không có khu hình phạt cho sự vô cảm nhưng vô cảm mà dẫn đến vô trách nhiệm thì phải xử thế nào?

Các báo nước ngoài đã dùng từ “ma-nơ-canh” để ám chỉ cầu thủ đội Long An đứng trân trân cho đối thủ mặc sức ghi bàn còn người hâm mộ và cả giới chuyên môn thì buồn với những “quan: ma-nơ-canh ở khu VIP.

Trở lại với đội Long An, lãnh đạo đội bóng và cầu thủ Long An sai mười mươi với những phản kháng tiêu cực đấy nhưng cũng có dấu hỏi tuy vấn động cơ: “Vì sao họ làm vậy?”

Hơn một ngày sau khi sự cố trên sân Thống Nhất, ông Võ Thành Nhiệm chia sẽ rất thật lòng về những hành động bộc phát, thiếu kiềm chế của mình là do sự giận dữ quá, nóng nảy quá. Ông không sót với án kỉ luật dành cho mình bởi ông xác định mình sẽ không trở lại với bóng đá với cuộc chơi đầy dích dắc nữa. Thế nhưng ông hối hận về hệ lụy mà các cầu thủ vì “theo” ông và vì “hợp tác” với cơn nóng của ông mà đình chỉ quá lâu, thậm chí có thể mất cra sự nghiệp cầu thủ – trong khi họ lại là lao động chính của gia đình – như hậu vệ Quang Thanh hay thủ môn Minh Nhựt.

Ông Nhiệm tuyệt nhiên không nhắc đên người anh ruột của mình – ông Võ Quốc Thắng – có quyền lớn nhất trong Công ty Tổ chức Giải Chuyên nghiệp, và cũng là người có công lớn trong việc sáng lập, đổi mới, xây dựng phong cách của Câu lạc bộ Long An từ khi còn cái tên Đồng Tâm Long An. Ông Nhiệm buồn bã nhắc lại sự cố cách đây chín năm trên sân Chi Lăng giữa SHB Đà Nẵng và Đồng Tâm Long An, khi tỉ số đang 2-2 và Đông Tâm Long An có một bàn thắng hợp lệ của Gustavo. Thế rồi trọng tài Nguyễn Xuân Hòa đã nghe lời cấp trên tác động đã “bẻ còi” biến một quyết định đúng thành sai. Kết quả là sau đó Long An thua ngược 2-3. Lần đó, cầu thủ Long An và ông Chủ tịch Câu lạc bộ Võ Quốc Thắng ấm ức lắm nhưng vẫn ra sân đá tiếp chứ không phản ứng tiêu cực như lần này.

Ông Nhiệm cũng có vẻ đồng cảm với người anh ruột của mình khi nói rằng có những cái một mình anh Thắng không thể quyết được và có những điều anh ấy phải “chịu” dù rất muốn làm bóng đá một cách tử tế. Ông Nhiệm còn nói rằng: “Phải thông cảm cho ông Thắng vì Long An là đội bóng do ông Thắng gầy dựng trước đây nên ông ấy không thể xuống sân vì sẽ có rất nhiều dị nghị. Tuy nhiên trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc chỉ cần có mặt và đảm bảo mọi việc sẽ được ghi nhận và giải quyết đúng thì tôi nghĩ những cái đầu nóng như tôi sẽ khác đi và còn chút le lói niềm tin…”

Cũng cần biết rằng thời ông Thắng làm Chủ tịch Câu lạc bộ, ông đã thưởng cho nhiều cầu thủ và báo cáo trung thực những vụ lôi kéo mua bán độ để ông ngăn chặn. Ông cũng từng nghe cấp dưới nói việc trọng tài quấy nhiễu, gạ gẫm, thậm chí nghe cra những ông bầu khác như bầu Kiên chia sẽ về việc chia vài trăm triệu cho trọng tài để đổi lấy trận thắng, kiểu như Đồng Tâm Long An từng tranh chấp Cúp vô địch nhưng bị xử ép thua trên chấp 11 mét ngay trên sân Long An và ngậm ngùi nhìn đối thử ôm Cúp. Tuy nhiên ông Thắng khuyên can các cầu thủ Long An rằng hãy bỏ qua và tập trung vào đá bóng, đặc biệt là phục vụ những nông dân nghèo, những người đập xích lô dè xẻn cả tuần mới có tiền mua chiếc vé vào sân.

Tât nhiên là từ khi ngồi ghế cao để lại đội Long An cho em út, ông Thắng mún “làm lớn” để xây dựng một nền bóng đá tốt hơn. Cũng có nhiều dấu hỏi đặc ra rằng ông Thắng liệu có “hòa tan” khi ngồi ghế cao và quanh mình là những mối quan hệ chằng chịt, trong một nề bóng đá phức tạp mà những đội bóng nghèo như Long An thường xuyên phải đối mặt những áp lực từ mãnh lực đồng tiền tác động vào?

Đến đây, phải nhắc đến những đội bóng của những ông bầu không thua ai trên sàn chứng khoán và đầy tiến tăm, như ông Trần Đình Long của Hòa Phát Hà Nội trước đây. Ông Long thế mà cũng “chịu không nổi” và phả bỏ dở đội bóng mà ông từng kiên quyết đầu tư một cách tử tế.

Để làm bóng đá tử tế và có trách nhiệm, bầu Long đã đặt nền móng cho tương lai bề vững của đội bóng Hòa Phát bằng một lò đào tạo bóng đá chuyên nghiệp, có cơ sở hạ tầng tốt, có các thầy giỏi làm công tác huấn luyện, có đủ các tuyển trẻ. Còn đội lớn thì ông không đua tiền theo kiểu “mạnh nhờ hàng mặt tiền” và kiểu “mặt áo giấy đi với ma”.

Bất ngờ đến gần cuối mua bóng 2011, bầu Long tuyên bố bỏ tất cả những gì ông đã gây dựng, chỉ vì một lí do đơn giản: Cảm thấy bóng đá bê bối và bẩn quá. Ông từng thú thật mình thừa sức chi nhiều hơn những ông bầu khác trong khoảng “lót tay” cho trọng tài hay quan hệ với ông này, ông nọ để đội bóng ông được những ưu ái và cầu thủ ông đá bóng ít mệt song lại có thành tích tốt hơn. Nhưng ông không thể làm thế, bởi nó đi ngược với tiêu chí ban đầu của ông khi lập một câu lạc bộ chuyên nghiệp.
Mùa giải 2011 là mua mà Hòa Phát của bầu Long không rớt hạng nhưng bị ép và bị đì rất ác. Có những trận đấu ông hiểu rằng vì mình không đồng ý với những lời đề nghị khiếm nhã của giới cầm còi và vì những mối quan hệ thiếu khăng khít với những nhà điều hành giải đấu mà cầu thủ ông bị ép ra bã.

Còn năm vòng đấu cuối, khi đã quyết định bỏ bóng đá nhưng ông Long vẫn hành xử một cách Fair play đúng nghĩa của một người làm bóng đá tử tế. Ông mời những thành viên mà ông tin tưởng trong giới điều hành bóng đá Hà Nội, mời lãnh đạo đội Hà Nội ACB đến và trình bày tất cả việc không thể tiếp tục của mình. Ông nói chắc chắn cuối mùa bóng này bỏ bóng đá, khối tài sản kết xù liên quan đến bóng đá của Hòa Phát và của bóng đá Hà Nội, ông sẽ chuyển giao từng đồng một để các cầu thủ lỡ theo ông, lỡ đầu quân cho đội bóng không hụt hẫng. Sau khi thỏa thuận bàn giao tất cả dựa trên niềm tin, ông quay về động viên tất cả thành viên của đội bóng hãy chiến đấu đến cùng để hết thúc mùa giải một cách đẹp nhất. Các trận còn lại của đội bóng trong mua giải đấy đều là những “trận chung kết”. Hay ở một điểm là nhiều cầu thủ biết cầu thủ biết đến cái tên Hòa Phát Hà Nội trên bảng đồ bóng đá chuyên nghiệp sẽ bị xóa sổ nhưng vẫn chiến đấu đến cùng vì một ‘Ông bầu tử tế”, vào “làm bóng đá tử tế”, nên khi ra – “không làm bóng đá nữa cũng phải tử tế”.

Hòa Phát Hà Nội trụ hạn thành công ở mùa 2011 và chuyển giao hết cho Hà Nội ACB của bầu Kiên, từ những cầu thủ năng khiếu đến cơ ngơi và cả đội bóng chuyên nghiệp. Với bầu Long, vấn đề tiền không còn là quan trọng nữa dù ông đã đổ vào đấy rất nhiều tiền, gần 500 tỷ trong tám năm. Ông rời bóng đá vì không muốn lấn sâu vào cái vòng lẩn quẩn mà ông không tự mình gở ra được. Cái vòng đó đầu tiên được xây dựng trên niềm tin rằng cuộc chơi này chỉ là vấn đề chuyên môn và chuyên nghiệp thực thụ. Cái vòng đó ngày càng khít nhỏ lại, bóp nghẹn niềm tin.

Niềm tin ấy cũng giống như niềm tin mà đội bóng Long An chịu đựng qua nhiều mùa. Thật buồn vười trong bóng đá Việt Nam, niềm tin là đối tượng để chịu đựng. Chỉ khác là một bên phản ứng theo kiểu “không yêu nữa thì bỏ”, còn một bên thì “phản ứng tiêu cực vì uất ức quá”.

Ông Võ Quốc Thắng không “hòa tan” khi ngồi vào chiếc ghế điều hành bóng đá nhưng ông bơ vơ trong các mê cung quan hệ chằng chụt với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Sau sự cố trên sân Thống Nhất vài ngày, bất chấp dư luận đòi “trảm” Trưởng ban tổ chức V-League 2017 Nguyễn Minh Ngọc, nhưng ông Ngọc vẫn tại vị trong cuộc họp Hội đồng Quản trị VPF dù trước đó ông Thắng hứa sẽ “làm cho tới”.

Một màn kịch được dựng lên khá vụng về: ông Ngọc xin từ chức nhưng VPF kiên quyết lắc đầu , và thế là ông Ngọc “phải” ngồi lại. Ông Ngọc vốn xuất thân từ viện Khoa học Thể dục thể thao. Thời điểm đó ông Phó Chủ tịch phụ Trách chuyên môn VFF hiện thời Trần Quốc Tuấn đi học từ Nga về, ông Ngọc trông coi thư viện ở đó, học nhanh chóng bắt mối với nhau. Nhiệm kỳ 5 VFF (2005-2009), ông Tuấn từ Viện sang làm Tổng Thư ký VFF có đưa ông Ngọc theo, về phòng thi đấu tổ chức VFF để học nghề của ông Dương Nghiệp Khôi.

V-League Bắt đầu được VFF đứng ra tổ chức từ năm 2012, ông Trần Duy Ly làm Trưởng ban Tổ chức V-League, ông Ngọc đi theo. Ngày ông Ly lộ ý định đào tạo ông Ngọc kế nhiệm, có nhiều ý kiến phản biện, nghi ngờ về ‘cái tâm” và “cái tầm”của ông Ngọc, nói ông Ngọc làm gì có chuyên môn sâu về bóng đá để điều hành giải đấu đầy phức tạp như vậy. Mối lo ngại đó chẳng thừa, từ V-league 2015, khi ông Ngọc nhận chức Trưởng giải đến nay, bê bối lạm phát trên các sân bóng và khán đài.

Chẳng kể làm gì xa xôi, ngay mùa 2017 này thôi, ngoài bê bối trên sân Thống Nhất kể trên, hầu như vòng đấu nào cũng có dự cố. Nào FLC Thanh Hóa dọa bỏ giải sau án kỉ luật với cầu thủ Omar, những pha bóng bạo lực của Hoàng Vũ Samson, Sầm Ngọc Đức (T&T Hà Nội), Trần Chí Công (Cần Thơ), cổ động viên hải phòng với những màn mưa chai lộ, pháo sáng của học xuống sân Mỹ Đình… Công Bằng mà nói tất cả lỗi không phải do ông Ngọc, nhưng nhìn thực tế “tượng gỗ” của ông Ngọc trên sân Thống Nhất là đủ biết khả năng của ông kém rất xa so với các vị Trưởng giải trước đây như là Vũ Tử Hà hay Trần Duy Ly.

Bóng đá Việt Nam không tìm được người thay ông Ngọc? Làm gì cố chuyện đó. VFF và VPF không muốn thôi. Ông Trần Quốc Tuấn đã dày công “xây ghế” cho ông Ngọc theo kiểu “ngồi giữ chỗ giùm”. Nhớ lại nhiệm kỳ 5 VFF, có lúc ông Tuấn giữ một lúc 3 chức : Phó chủ tịch chuyên môn VFF, Tổng thư ký VFF, Trưởng ban tổ chức V-League. Bây giờ, ông Tuấn thực tế cũng ghé mông ở cả 3 chiếc ghế quyền lực này khi “bỏ túi” cả ông Ngọc lẫn Tổng Thư ký VFF là Lê Hoài Anh. Ông Tuấn còn giữ chức Phó Chủ tịch Quản trị VFF, đại diện 35.4% vốn VFF tại VPF. Cộng thêm phần vốn của một ông bầu nắm trong tay bốn, năm đội bóng là “VFF và những người bạn” đã nắm trọn quyền quyết định ở VPF rồi.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Hải Phòng, một người rất cá tính trong làng V-League đã thốt lên “họ đang giết bóng đa” khi nói về VFF và VPF: “VFF chỉ tham gia có 34,4% cổ phần tại VPF, nhưng VFF đã lấn quyền và quyết tất cả. Họ chỉ định người của mình tràn vào hội đồng quản trị và các phòng ban điều hành VPF. Họ đưa ông Tuấn làm Phó chủ tịch VPF rồi từ đó ông Tuấn điều hành tất cả, với cách làm như ông Tuấn điều hành VFF vậy. Những vị trí trong Ban giám đốc hoặc Trưởng giải có thể thuê người có năng lực ở bất kì nơi đâu để điều hành. Họ hoạt động không theo Luật Doanh nghiệp và Luật Công ty cổ phần để biết VPF thành công ty con của VFF, từ cái sai đấy dẫn đến V-Leagua chẳng ra gì cả. Anh Võ Quốc Thắng là người tốt và có trách nhiệm, anh ấy có công cùng ông Phạm Ngọc Viễn đi kiếm tài trợ về cho giải nhưng các phần khác thì anh bị vô hiệu hóa rất nhiều. Là một cổ đông của VPF, tôi không muốn VFF vươn vào tay VPF một cách sai quy luật và bất bình đẳng với các cổ đông khác như thế”.

Thật ra thì VPF cũng không có nhiều quyền đối với giải V-Leagua. Ba vấn đề hiện tại mà dư luật nói nhiều nhất khi đề cập đến V-League là: vấn nạn trọng tài, sự gia tăng bạo lực trên sân và kháng đài trống vắng thì hai vấn đề đầu nằm ngoài tầm kiểm soát VPF. Mà như thế thì vấn đề thứ ba, tức người hâm mộ quay lưng với V-league đến như một tất yếu.

Thứ nhất, Ban trọng tài thuộc về quyền quản lý của VFF, vì thứ tiếng nói của VPF không có trọng lượng đối với Ban này. Ban trọng tài làm nhiệm vụ phân công trọng tài cho các trận đấu, VPF có thể tham gia đến công tác trọng tài bằng cách từ chối mời hợp tác một số trọng tài mà họ cho rằng thiếu chuyên môn, thiếu niềm tin. Nhưng chẳng lẽ cứ liên tực từ chối.

Hội nghị sơ kết nửa đầu mùa giải 2017, Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng, Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi bình thản phát biểu câu quen thuộc “Trọng tài ở đâu cũng có thể sai, lượt về vẫn có thể… sai tiếp”.
Thứ hai là câu kỉ luật. Việc xử các đội bóng, cầu thủ và các thành viên tham gia V-League thuộc về Ban kỉ luật VFF. VPF không có chức năng phạt nặng hay nhẹ các đối tượng tham giavaof giải đấu do họ tổ chức. Không có kiếm trong tay, không trảm được ai thì ai còn nghe mình.

Họp bàn giải quyết bê bối trên sân Thống Nhất ngay từ 19 – 2 – 2017, Hội đồng quản trị VPF không hạ bệ ông Ngọc, kết luận “lỗi thuộc về trọng tài”. Dưới góc độ chuyên môn, cho dù trọng tài Nguyễn Trọng Thư quyết định đúng trong tình huống dẫn đến quả phạt đềnchho đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vẫn gây cho đội Long An “cơn điên” và kiến trận đấu trở thành tấn bi hài. Bởi lẽ ‘cơn điên” của đội Long An vốn đã tích tụ từ nhiều năm qua lúc đó được kích thích bởi từ khóa “trọng tài”, ‘Nguyên Trọng Thư” và “Nguyễn Văn Mùi”. Ông Thư là trọng tài không ít tai tiếng. Ông Mùi, Trưởng ban trọng tài , là bố ông Thư.

Kết luận của VPF chẳng khác gì lời tuyên chiến với… bố con ông Mùi. VPF còn đẩy “quyền bất hợp tác” của học với công tác phân công trọng tài đi xa hơn bằng một quy trình mới qua việc thành lập Tổ Phản biện trọng tài. Quy trình cũ khá đơn giản; Ban trọng tài VFF thành lập tổ trọng tài trước mỗi trận đấu, chuyển sang cho ông Tổng Thư kí VFF Lê Hoài Anh kí rồi chuyển qua VPF và Ban tổ chức V-League là xong. Ông Hoài Anh còn nhiều việc khác, lại ít nói hiền lành, chuyên môn trọng tài không có nên chữ kí của ông chỉ mang tính hình thức. Hình như, danh sách mà Ban trọng tài VFF lập coi như bản chuẩn, cứ thế mà làm.

Quy trình mới: Ban trọng tài VFF vẫn đề xuất danh sách trọng tài dự kiến, ông Mùi kí, rồi chuyển sang Tổ Phản biện Trọng tài VPF gồm ba thành viên llaf ông Phó Chủ tịch VPF Phạm Ngọc Viễn, ông Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng và ông Trưởng Ban tổ chức V-League Nguyễn Minh Ngọc. Danh sách này coi như đã có một phiếu đồng ý của ông Mùi. Nếu bà ông Viễn, Chóng, Ngọc không đồng ý, ông Mùi làm lại, vì tỉ số phiếu 3-1. Nếu một trong ba ông đồng ý, tỉ số phiếu là 2-2, ông Chủ tịch VPF VÕ Quốc Thawngssex là người quyết định cuối cùng. Quyết xong, gửi danh sách này cho ông Hoài Anh lấy chữ kí cho đủ thủ tục.

VFF ủng hộ thay đổi này, ông Mùi đâm ra chạnh lòng, bắn tin ra báo chí là như thế là vi phạm điều lệ giải, quy chế bóng đá chuyên nghiệp và quy định FIFA. Vòng sau đó, ông Mùi đưa sang danh sách vẫn có trọng tài Thư vì cho rằng phân công trọng tài này như vậy là thách thức dư luận, ông Mùi dỗi, trao quyền chấp bút danh sách cho Phó Ban trọng tài Dương Văn Hiền.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Phó chủ tịch VFF, ông chủ của đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, suất mấy năm qua vẫn giữ quan điểm: “Theo tôi cứ cách chức ông Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi là xong, VFF hay VPF không cần điều hành gì để chấn chỉnh V-League”. Nhưng đâu có đơn giản “là xong” dễ như thế. Họp ban chấp hành VFF vào tháng 8-2016 để biểu quyết có giữ ông Mùi lại trong ban trọng tài hay không, 2/3 phiếu ủng hộ ông mùi ở lại. “Hầu như xuất phát từ các ủng viên thuộc những đội bóng V-League và Hạng nhất, họ làm vậy vì sợ ông Mùi sẽ trả thù”, bầu Đức thất vọng.

Giới làm bóng đá ai cũng biết ông Dương văn Hiền là đệ tử của ông chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng. Ông Dũng mấy phen muốn loại ông Mùi để đưa ông Hiền cầm chịch trọng tài, nhưng không được. Năm 2013, Ban chấp hành khóa 6 VFF (2009-2013) hiệp thương để chọ nhân sự giới thiệu vào Ban chấp hành khóa 7, có tên ông Hiền, không có tên ông Mùi. Điều kiện để làm Trưởng ban trọng tài pahir là Ủy viên Ban chấp hành, ông Hiền tưởng phen này chắc ăn rồi. Nào ngờ, một năm sau, sau vài lần trì hoãn, đại hội khóa 7 VFF mới diễn ra, ông Mùi được địa diện đội bóng giới thiệu vào danh sách đề cử.

Khóa 7 (2014-2018), cả ông Hiền lẫn ông Mùi đều trúng Ủy viên ban chấp hành. Chẳng bù cho khóa 6, không có ủy viên ban chấp hành nào xuất thân từ trọng tài nên VFF phải miễn cưỡng đặt ông Dương Văn Lâm vào ghế Trưởng ban Trọng tài. Giữa ông Mùi và ông Hiền với chiếc ghế Trưởng ban Trọng tài, ai cũng nghĩ ông Lê Hùng Dũng đã có đáp số. Vô tình ở phòng VIP của sân bay trong một chuyến công tác, ông Dũng gặp một vị cói trách nhiệm bảo: “Sao bóng đá cứ ồn dào chuyện trọng tài thế nhỉ, tao thấy thằng Mùi làm tốt đấy chứ”. Vậy là ông Mùi ngồi vào ghế Trưởng ban.

Dòng thông tin - RSS Hightlight Bóng Đá

Xem Nhiều

DMCA.com Protection Status

More in Bóng Đá Plus