Connect with us

Bóng Đá Plus

Sách – Trần trụi bóng đá Việt – Chương 2

Trọng tài có thể khiến bạn bực dọc nếu đội bóng của bạn thích thua trận. Khiến bạn phẫn nộ nếu bạn thua độ, có thể khiến cả đội bóng “nổi điên”, song chỉ phút chốc thôi. Nhưng vì mấy chữ “trọng tài bóng đá” mà bạn bị tước mất tự do và danh dự thì quá khó chấp nhận. Ông Vũ Tiến Thành một chuyên gia bóng đá được đào tạo bài bản và kinh qua nhiều vai trò trong bóng đá là nạn nhân của mấy chữ kể trên. Ông Thành nhớ lại những ngày đầu trong trại giam, khi bạn tù hỏi tại sao phải vào đó ” Nghe xong họ cười vang: úi giời, cái tội của mày như muỗi đốt cột điện”.

Ông Thành bị bắt giam ngày 30-8-2005, được tại ngoại ngày 21-12-2006 ngội tù gần mười sáu tháng, ngày 2-7-2007, tòa tuyên án ba mươi sáu tháng tù treo. phiên xử phúc thẩm giảm xuống còn mười tám tháng tù treo.

Bản luận tội nghi vào năm 2005, khi làm giám đốc kỹ thuật tại đội bóng ngân hàng đông á, Ông Thành đưa hối lộ cho cựu trọng tài Lương Trung Việt ba lần, mỗi lần mỗi lần ba triệu đồng, tổng cộng là chín triệu. ” Việt nó là học trò của tôi khi gặp nói chuyện xã giao, tôi cũng chỉ nói thế này, Ngân Hàng Đông Á mùa này đầu tư mạnh vào đội hình cho việc lên hạng V-League, Trách nhiệm của anh là đưa đội lên hạng, chỉ mong trọng tài bắt cho đúng thôi, thỉnh thoảng, tôi đi ăn với Việt và một số anh em, có việc cần làm nên phải rời bàn trước, chẳng lẽ ăn không của các em, nên khi đi tôi tế nhị đưa ba triệu đồng vào phong bì, nói khi nào thanh toán tiền ăn thì cho anh góp chút tiền. có ba lần như vậy thôi, như vậy có gọi là hối lộ không?. Ông thành kể lại , ” Nếu coi đó là hối lộ thì tôi cho rằng tôi với Nguyễn Thành Vinh và các anh em khác ở ngân hàng Đông Á là nạn nhân của cơ chế làm bóng đá. lúc đó thì hầu như đội bóng nào cũng bồi dưỡng trọng tài, ví dụ như chuyện bầu Đức cho tổ trọng tài, mỗi người 200USD trước mỗi trận đấu ở cup Quốc Gia năm 2003 mà sau này ai cũng biết.” Thật ra Lương Trung Việt làm việc với giám độc điều hành đội bóng Ngân Hàng Đông Á Nguyễn Tiến Huy là Chính.

” Nói về chuyện tôi tình, tôi cho rằng họ xử tôi rất không công bằng, sự việc của anh Vinh nặng hơn nhưng sau đó, anh ấy được tuyên vo tôi, tôi với anh Vinh rât thân, không lẽ tôi đi kháng cáo cái điểm vô lý ấy ” Ông Thành nói.

khi ấy Giai Hạng nhất Quốc Gia 2005, Trước vòng đấu cuối cùng Ngân Hàng Đông Á xếp thứ ba với 38 điểm, tôn Hoa Sen cần thơ xếp thứ tự 37 điểm tranh một suốt thăng hạng. Thật trờ trêu họ là đối thủ trực tiếp của nhau ở vòng cuối cùng Ngân Hàng Đông Á chỉ cần hòa trên sân nhà là đạt mục tiêu.

Trận đấu đầu tiên diễn ra bình thường tì số hòa 0-0 vừa đủ cho đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh lảnh đạo đội bóng thường nong lập tức. Khi ông Vinh, các cộng sự và các cầu thủ đang ăn mừng giải kết thúc tốt đẹp thì tổ trọng tài bốn người gồm Lê Văn Tú, Nguyễn Quang Huy, Phạm Công Đức và Nguyễn Tiến Dũng đỏi “chung vui”, vậy khoảng tiền 90 triệu đồng từ quỷ đội cộng với 40 triệu đồng tiền riêng của ông Vinh được thống nhất chuyển cho trọng tài. Ông Vinh nghĩ mình vui cũng nên cho họ vui ké, các mùa bóng tiếp còn chạm mặt nhau nhiều chớ lên làm mất lòng nhau. Lúc đó ông Thành đang học một khóa chuyên môn ngắn hạn ở đức nên không hay biết việc này. Sự việc vỡ lỡ, Cần Thơ cũng bị tố hối lộ trọng tài trận đó. có nghĩa là tổ trọng tà ăn hai đầu mà không làm gì.

Kết cục cần Thơ bị đánh hạng nhất xuống hạng nhì. Đội bóng Ngân Hàng Đông Á được bán cho bầu thắng với giá một tỉ đồng, đổi tên thành Sơn Đồng Tâm Long An không được lên V-League mà phải chơi tiếp ở giải hạng nhất năm 2006. Sau một năm, bầu Thắng sang nhượng đội bóng này ho ông bầu Hoàng Mạnh Trường ở Ninh Bình với giá bảy tỷ đồng. Ông Vinh bị bắt tạm giam ngày 10-11-2005, đến 24-12-2006 được cho tại ngoại, dù tòa phán miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Vinh cũng phải ngồi hơn mười ba tháng trong trại giam, Nguyễn Tiến Huy nhanh chân chạy ra nước ngoài trước khi khởi tố vụ án.

Năm 2005 vất qua đầu năm 2006 là một trận sục sôi chống tiêu cực nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Từ lật lại vũ án Sông Lam Nghệ An mua chức vô địch năm 2001, Vụ bán độ khét tiếng trên đất philippines của đội tuyển U-23, và gần mười hai trọng tài hoặc bị triệu tập điều tra, hoặc ra vành móng ngựa: Lương Trung Việt, Hoàng Thế Dũng, Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Lê Văn Tú, Vũ Trọng Chiến, Nguyễn Hữu Thành…. ngần ấy là chưa đủ, đó là những trọng tài trong danh sách VFF báo cáo sang cảnh sát điều tra mà thôi.

Theo Ông Vũ Tiến Thanh, giới thiệu trọng tài lúc đó chia ra làm nhiều cánh, cánh nào ăn riêng thì bị đưa vào danh sách gửi sang cơ quan điều tra, còn trọng tào nào vào đường dây của ông Dương Nghiệp khôi thì thoát nạn. Trước khi ngồi ghế trưởng ban tồ chức V-League giai đoạn 2005-2008, Ông khôi có vài mùa làm phó cho Ông Trần Duy Ly. ” Thí Dụ Trọng Tài Từ Minh Đăng là đệ tử ruột của Dương Nghiệp Khôi tiếp xúc tôi và anh Vinh, nói phải đưa mỗi tháng phải đưa bao nhiêu tiền để họ lo. Tôi nói không được, làm thế là sai luật. có thể đấy là nguyên nhân khiến dây đó chơi chúng tôi”. Ông Thành nói. Trọng tài Từ Minh Đăng được các đồng nghiệp gọi là ” Từ Minh Đâm” chuyên đi thu tô các đội từ miền trung trở vào miền Nam.

Ông Thành kể giải U-21 báo Thanh Niên năm 1997 Ông cầm quân đội Thành Phố Hồ Chí Minh thua Thế Công 1-2 trong trận chung kết, trọng tài Hồ Huy Hồng bắt đội ông ” chết”. rồi trận bán kết trên sân thống nhất giải U-21 năm 1998 gặp lại Thế Công, đội của ông cũng bị trọng tài bắt ” chết” nữa. năm 1999, khi ông Thành đi học chung một khóa đào tạo huấn luyện viên với ông Quản Trọng Hùng huấn luyện viên U-21 Thế Công, ở Malaysia, Ông Hùng tâm sự: ” Ông muốn sao không nói trước với tôi để bọn tôi đỡ phải lo trọng tài”. Nghĩa là huấn luyện viên nào, từ đội trẻ tới đội lớn, cũng biết cách lo trọng tài.

” Lúc đó đã có nhóm lợi ích trong giới điều hành V-League. Trong tài nào muốn thăng hạng, muốn được bắt nhiều trận, muốn được bắt trận quan trọng thì phải cúng tiền cho giới điều hành. Vì thế trọng tài phải đi vòi vĩnh ác đội bóng. trận đấu càng có tính quyết định, vòi tiền càng nhiều”, Ông Thành nói. Cuốn vào vòng xoáy này, nhiều trọng tài đánh mất mình, ví dụ trọng tài FIFA Trương Thế Toàn từng tuyên bố ” Tiền tỉ không mua được tôi” nhưng ông này phải đi tù hai năm, số tiền nhận ghi trong hồ sơ điều tra là 30 triệu đồng. còn trường hợp khác: Trọng tài ăn đội A, vẫn thổi ép đội A theo lệnh từ quan trên, vì đội B quan hệ thẳng với quan trên. có những trọng tài ăn của hai đội, có khi cũng chẳng làm gì hết, chẳng thổi cho đội nào hơn, nhưng họ vẫn xin tiền.

Năm 2005, cơ quan điều tra triệu tập và bắt giam gần hai mươi trọng tài.Trọng tài Trương thế Toàn ” Tiền tỉ không mua được tôi” lảnh án hai năm. Trong giới nói ông này quá đen, trong khi hai “cá mập” Nguyễn Tuấn Hùng và Từ Minh Đăng bình an vô sự. khai thác từ đường dâu Lương Trung Việt, Cơ quan điều tra triệu tập Từ Minh Đăng nhưng sau đó thả ông này vì không đủ chứng cứ. Thực chất ông Đăng được một số quan bên luên đoàn cứu. Giai đoạn 1995-1999, ông Đăng gây nhiều tai tiếng với những “tiếng cò méo”, đặc biệt ” thân như người nhà” với Sông Lam Nghệ An, buộc chủ tịch VFF khóa 3 (1997-2001) Mai Văn Muôn phải ký quyết định treo còi vĩnh viễn ông Đăng cùng năm trọng tài khác. Nhưng sau đó VFF khóa 4 ( 2001- 2005) lại phục hồi cho ông Đăng khiến ông này tác oai tác quái thêm một thời gian dài nữa

Phía Nam có Đăng “đâm” thì phía Bắc có Hùng ” tiu” Nguyễn Tuấn Hùng, Trọng tài mang mác FIFA đầu tiên ở Việt Nam. Xét về độ làm bừa làm ẩu thì Đăng hơn, Hùng ” tiu” cân nhắc nhiều thứ mới làm, rất mưu mẹo và quan hệ rộng rãi với nhiều giới. Ông Hùng biết đến rộng rãi từ trận chung kết giải vô địch Quốc gia năm 1996 giữa Đồng Tháp với Công an Thành Phố Hồ Chí Minh trên sân Cao Lãnh. Đồng Tháp thắng 3-1 với một quả phạt đền ông Hùng kéo từ ngoài vòng cấm vào. Cuối trận, các cầu thủ Công an Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu là trung vệ Chu Văn Mùi và tiền đạo Lê Huỳnh Đức bức xúc đuổi đánh ông Hùng, Mùi bị treo giày vĩnh viễn.

Đức bị cấm thi đấu sáu tháng. Ông Hùng bị treo cò vĩnh viễn cùng đợt với Từ Minh Quang và bốn trọng tài khác, sau đó tất cả được phục và bốn trọng tài khác, sau đó tất cả được phục hồi vào năm 2001. Nguyên do là khi treo còi sáu trọng tài năm 2000, Ông Nguyễn Văn Mùi trưởng ban trọng tài “cãi” phân loại đạo đức chỉ là căn cứ để phân cấp sử dụng trọng tài, chứ không có quy chế nào của VFF treo còi vĩnh viễn trọng tài dựa tren phân loại đạo đức.

Một năm sau ông Hùng “tiu” từ giã nghiệp cầm còi trong ngỡ ngàng của nhiều người. Cả một hệ thống VFF gồm các Ông Trần Duy Ly, Vũ Hạng đều sợ Hùng “ tiu” và muốn cho ông này nghỉ nhưng không được, vì cớ gì Hùng “tiu” xin nghỉ? Trong một đợt tập huấn trọng tài ở sân quân khu 7, Hùng “tiu” ở cùng phòng với Hùng “tí” Dương Mạnh Hùng, Hùng “tiu” kể hết những chiêu trò trong nghề trọng tài và lôi kéo Hùng “tí” vào đường dây. Không chấp nhận cuộc chơi bẩn này, Hùng “tí” đã nghi âm cuộc nói chuyện. cuốn băng được chuyển đến ông Vũ Hạng, và Hùng “tiu” lặng lẽ rút lui. kể cũng may cho Hùng “tiu” là chính việc nghỉ chơi khi chưa hết tuổi thọ trọng tài như vậy mà ông không dính vào cuộc bố ráp trọng tài năm 2005 và không vướng vào vòng lao lý, dị chứng của việc chống tiêu cực một cách hình thức đã biến trọng tài thành căn bệnh trầm kha trong bóng đá Việt Nam ngày nay.

Trọng tài Dương Mạnh Hùng, người được trao giải “còi vàng” đầu tiên dành cho trọng tài xuất sắc nhất mùi bóng năm 2006 là người nắm rõ nhất những góc khuất trong làng trọng tài. “trong thời gian làm việc tôi cầm còi khoàng 230 trận ở các hạng, các giải, thì có 2/3 trận đấu dính đến tiêu cực”. Ông nói. Ông Hùng từng là một cầu thủ nóng tính, lại thèm sự cương trực của một võ sư, nên ngay từ đầu ông bước vào nghiệp trọng tài, các đồng nghiệp đã có dự cảm khác về ông, đặt trong bối cảnh bóng đá thời đó “ nghe anh, đi làm mà lúc nào cũng đúng thì em chết đấy”, trọng tài đàn anh Nguyễn Tuấn Hùng ở Hà Nội khuyên.

Trận đầu tiên Ông Dương Mạnh Hùng bắt là một trận tranh cúp Quốc gia ở Quảng Ninh năm 1999. Tan trận, Ông Trưởng Đoàn đội nhà đưa phong bì bồi dưỡng tới, Ông Hùng không nhận. Năm 2003, Ông phá luật “omerta” trong giới trọng tài với vụ 200USD ở Pleiku. Từ đó đến hết nghiệp cầm còi, cách hành xử của ông Hùng xứng đáng với danh xưng “Trọng tài đạn bắn không thủng” công chúng đặt cho. Ngày đó ngồi với nhau, Ông Trưởng đoàn bóng đá Quảng Ninh tâm sự với Ông Hùng : “cuộc đua bây giờ mất dạy lắm. Nếu đội anh thắng, anh bồi dưỡng cho trọng tài trăm triệu, hoà ba triệu, thua thì thôi, gọi là tiền cám ơn, chứ không phải hối lộ, đội bóng anh nghèo chỉ có thế. Không làm thế, lỡ sau này gặp lại, họ bắt chết mình, chỉ vì ghét mình. Còn thì chuyện ăn ở cho trọng tài thì mình vẫn phải lo đầy đủ “ ngày đó, trọng tài chính được Ban Tổ Chức trả 300.000 đồng cho một trận đấu mà tiền cảm ơn tổ trọng tài từ một đội bóng nghèo đã lên tới năm triệu đồng, bây giờ, trọng tài chính được trả tám triệu đồng mỗi trận thì tiền cảm ơn, nếu có, là bao nhiêu?

Trọng tài V-League được ban tổ chức trả đến tám triệu đồng/trận, chưa tính tiền ăn, ở, đi lại. nếu được khoán tiền ăn, ở, đi lại và các khoản này được đội chủ nhà lo thì họ bỏ túi thêm một khoảng khá nữa. gọi trọng tài là nghề tay trái, vì họ còn làm ở chỗ khác nữa, nhiều người thuộc biên chế, hợp đồng ở sở, phòng, trung tâm, trường thể thao. Nếu lấy trọng tài là nghề chính thì họ cũng không thiếu việc, bắt các giải hạng dưới, giải nữ, futsal, phong trào, các giải trẻ vào giữa tuần… vì thế, một trọng tài khá cũng có trên 30 triệu đồng mỗi tháng, mức thu nhập cao so với mặt bằng xã hội. Đó là thu nhập sạch. Còn thu nhập bẩn, nếu có, thì vô chừng. Nhiều trận bóng có tính quyết định lên xuống hạng được định giá hàng tỉ đồng, đội bóng thưởng nóng chooo cầu thủ và ban huấn luyện cả tỉ đồng thì tiếc gì trọng tài.

Thế nên, trọng tài trở thành nghề hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là giới cán bộ phòng, trung tâm, trường thể thao, một vài cựu cầu thủ không danh tiếng lắm hoặc các cầu thủ bị thải ra từ các tuyến trẻ.

Năm nào cũng có vài khoá đào tạo trọng tài mở ra, thu hút cả trăm người. Nhưng đường lên một trọng tài hàng đầu không ít khó khăn. Có sức khoẻ, tố chất, lý lịch, một trong tài phải giỏi nghề ở rất nhiều giải trẻ, giải phong trào để va đập với thực tế. Từ khi tham gia tuyển chọn đến khi được bắt các trận ở giải hạng Nhất, V-League một trọng tài bình thường phải mất mười năm tập luyện.có tố chất tốt thì cũng phải mất đến 6 năm, nhưng con số này không nhiều. Một số người tố chất bình thường, thấy mất nhiều năm quá, bèn đi tìm thầy, tìm chợ,con chú này, cháu chú kia, anh A trên sở nhờ giúp cho cháu, thế là vào cạ vào dây với các anh lớn. Dư luận nói trọng tài yếu kém về chuyên môn là có nguyên nhân vì thế. Vòng 11 V-League 2017, trọng tài biên Phan Việt Thái không phất cờ tình huống ghi bàn từ thế Việt vị của các cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai, khiến Quảng Nam thua 0-1. Ông Lê Nguyên Hồng, chủ tịch câu lạc bộ Quảng Nam đã chỉ trích trọng tài: “Hoặc là có tiêu cực, hoặc được học từ trường mù Nguyễn Đình Chiểu ra nên mới bắt như thế”. Ông Hồng bức xúc phát ngôn, làm giới trọng tài bức xúc, và những người khiến thị cũng bức xúc.

Cách phân công trọng tài dựa trên năng lực trọng tài, địa phương, tính chất trận đấu. Tổ trọng tài gồm những người cùng một địa phương để ăn ý phối hợp nhau vì biết nhau từ trước, quen cách làm việc của nhau, gắn kết, đồng bộ, nhưng nếu có tiêu cực thì dễ phát sinh hơn. Các trọng tài sau trận đấu đúng hay sai chỉ có giám sát trọng tài chấm điểm và nhận xét. kết thúc trận đấu, tốt hay chưa tốt, tập hợp năm người hội ý với nhau nhằm đưa ra các ý kiến rút kinh nghiệm, xây dựng về chuyên môn. Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi này, hiếm khi có tranh luận gây gắt, thường nịnh và khen nhau, góp ý thi thường rất nhỏ và lặt vặt, kể cả những trận mà khán giả và hai đội phản ứng rất mạnh. Nhưng nếu sau đó dư luận phản ứng quá, mọi thứ được đưa ra mổ xẻ, phân tích để thực thi kỷ luật thì lúc đó mới đổ lỗi cho nhau.

Trọng tài vì tế nhị đồng nghiệp, có thể không nói thẳng còn giám sát trọng tài không nói thẳng là không được nhưng nhiều ông chỉ ậm ừ cho qua chuyện rồi sau đó lẳng tránh, để trọng tài “ăn cho hết” cũng có nhiều ông không biết nói gì cho đúng, vì đả từng làm trọng tài đâu, biết cỡ còi thế nào đâu. Ví dụ như Ông Phạm Quang, đi Hungary học bóng đá, giảng viên Từ Sơn, Trưởng bộ môn bóng đá, công tác ở VFF lâu năm, chuyên môn bóng đá rất cao nhưng chưa làm trọng tài nên đưa ông đi làm giám sát trọng tài là không đúng, các ông Dương Nghiệp Khôi, Trần Quốc Tuấn, Trương Hải Tùng cũng từng đi làm giám khảo trọng tài, Thử hỏi có anh trọng tài nào giám đưa ra ý kiến trái chiều. Họ cứ đi thôi, vì đi giám sát trọng tài có bồi dưỡng không kém gì trọng tài, Ông Dương Văn Hiền Phó trọng tài VFF, đang làm nhiệm vụ lên danh sách các giám sát trọng tài cho các vòng đấu V-League 2017, cũng tự điền tên mình vào giám sát trọng tài các trận đấu làm Uỷ Viên Ban Chấp Hành VFF có lương đâu, phải đi các tỉnh mới có thu nhập. Trận đấu anh giám sát trọng tài có vấn đề về trọng tài, anh “cất” trọng tài cho các vòng sau được, nhưng anh có tự “cất” mình không? Khó!

Làm giám sát trận đấu còn dễ hơn, vì không cần có chuyên môn trọng tài, vị trí này từ lâu báo trí vẫn gọi là “ngồi mát ăn bát vàng”. Trọng tài hết tuổi cầm còi khi 45 tuổi. Còn giám sát hết tuổi làm việc vào 65 tuổi, vị trí này không do ban Trọng Tài VFF phân công, là do Ban Tổ Chức giải, mà trực tiếp là Ông Nguyễn Minh Ngọc phân công. Trận bóng bê bối giữa hai đội bóng Thành Phố Hồ Chí Minh và Long An trên sân thống nhất hôm 19-2-1017 có ông Ngọc dự khán, rỏ ràng giám sát trận đấu Trần Đắc Thành không hoàn thành nhiệm vụ, thế mà ông Thành vẫn được phân công làm việc ngay sau đó, trận Đắ k Lắ k gặp viettel ở giải hạng nhất ngày 25-2-2017.

Trong danh sách 25 vị giám sát trận đấu đủ điều kiện làm việc tại V-League, Hạng nhất và cúp Quốc Gia năm 2016, dễ dàng thống kê được việc phân công bất thường của ông Ngọc. Có một nhóm nhỏ giám sát trận đấu được phân công nhiều hơn số còn lại, có trường hợp người này làm nhiều trận hơn người kia gấp năm, sáu lần. Đáng nói hơn hết là những người được đánh giá cao về chuyên môn và kinh nghiệm lại không được tin dùng, Như Ông Trần Huy Đức- Trưởng Phòng Tổ Chức Thi Đấu VFF, ông Nguyễn Trọng Lợi- Phó Phòng Tổ Chức Thi Đấu VFF, ông Trần Văn Thành – Nguyên Phó Phòng Tổ Chức Thi Đấu VFF … Ngược lại, Ban Tổ Chức giải đặc biệt tin tưởng vào những giám sát trận đấu mà “giờ bay” ở hệ thống giải trẻ VFF còn chưa đủ, như Trần Anh Tuấn, công tác tại quận Đống Đa (Hà Nội) được đặt cách từ giải trẻ U-15, chưa từng làm ở các vòng chung kết giải U-19 hay U-21 quốc gia, bay thẳng lên V-Leagua, tương tự la trường hợp giám sát trận đấu Lê Kiên Giang… có ai nghe thấy tiếng “leng keng” của đồng tiền trong những sự phân công này không?

Trở lại chuyện giám sát trọng tài. Mãi sau này, VFF mới hình thành việc gíam sát trọng tài phải đi lên từ trọng tài. Nhưng lại có vấn đề nảy ra là có tất nhiều trọng tài có vấn đề về đạo đức, chuyên môn, bị kỷ luật được cử đi các khóa bồi dưỡng để làm giám sát trọng tài. Có người làm trọng tài rất ít, như ông Nguyễn tấn Hiền, thổi có vài trận đỉnh cao là hết tuổi, được đi làm giám sát. Mà theo quy chế là phải tham gia trọng tài hạng cao nhất trong mười năm mới đủ tiêu chuẩn đi học giám sát. Quy chế đặt ra chi tiết, nhưng vấn đề áp dụng với ai và áp dụng thế nào thì tùy theo những vần “ệ” mà xã hội đặt ra: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, đồ đệ.

Tương tự là chuyện đăng lý trọng tài FIFA. Hành năm, mối quốc gia có tiêu chuẩn đăng ký một số trọng tài FIFA, cho cả người cầm còi và người cầm cờ. Trong nước gửi danh sách lê FIFA, trọng tài được gọi tới điểm tập trung để được đào tạo qua một buổi lý thuyết, thi thể lực qua, là được công nhận. Có mác trọng tài FIFA kiếm ăn tốt hơn, được ra nước ngoài, được bắt các giải quốc tế tổ chức trong nước với thù cao hơn, được phân công các giải quốc nội nhiều hơn.

Thế là lại xôn sao chuyện lo lót, mua bán, tìm thầy, tìm thợ, tìm dây, tìm cạ. Nhiều trọng tài deo mác FIFA bắt sai khủng khiếp, như Phùng Đình Dũng trong trận Khánh Hòa gặp Quảng Nam ở vòng 18 V-league 2016. Ông này phạm lỗi rất to là “nghĩ ra luật” khi không công nhận bàn thắng của Khánh Hòa, khiến đội này thua tất tửi 0-1 trên sân nhà. Luật thế giới chỉ có 17 điều cơ bản, chắc ông Dũng cho đó là ít nên nghĩ thêm luật mới. Ấy vậy mà sau đó không lâu, ông Dũng được cử đi học giám sát trọng tài. Ông Dũng cũng làm tâm điểm khi cầu thủ Quế Ngọc Hải của Nghệ An đá gảy chân cầu thủ Anh Khoa của Đà Nẵng ở mùa giải 2015. Trong tình huống dẫn đên việc Anh Khoa phải dã từ đời cầu thủ đó, ông Dũng chỉ rút thẻ vàng cho Quế Ngọc Hải.

Hay trường hợp trọng tài Nguyễn Đức Vũ, 2005 được VFF động viên nộp lại tiền, khia báo thành khẩn với cơ quan điều tra thì không bị khởi tố. Ông này được cho nghỉ 3, 4 năm rồi gọi lại làm trọng tài, 1 năm sau được đăng kí trọng tài FIFA. Năm 2015, ông Vũ thổi trận chũng kết Cúp Quốc gia giữa Bình Dương với T&T HÀ Nội. Cầu thủ Dương Thanh Hào của T&T dạp từ phái sau rất thô bạo khiến tiền đạo Abss của Bình Dương gãy chân, ông Vũ ở gần đó chỉ rất thẻ vàng cho Hào. Cầu thủ Hào buộc xuống sân khóc đầy ân hận sau pha bóng. Khi thấy xe cứu thương vào sân, ông Vũ mới rút thẻ đỏ phạt Hào. Ông Vũ là trọng tài thứ tư trong trận Hoàng Anh Gia Lai gặp FLC Thanh Hóa ngày 8-4-2017, chứng kiến các cổ động viên Pleiku phẫn nộ ném dép xuống sân phản đối trọng tài chính Trần Xuân Nguyện phạt thẻ vàng thứ hai với cầu thủ A Hoàng. Mất người, Hoàng Anh Gia Lai từ thế dẫn 2 – 0 thua ngược 2-3. Năm 2006, ông Nguyện tự treo còi vĩnh viện sau một trận đấu có “mùi” ở Giải hạng nhất, rồi cũng được xóa án, rồi cũng trở lại V-League, và cũng tai tiếng trở lại. Thật khéo xếp Vũ với Nguyện vào một chỗ.

Trên sân trọng tài chính toàn quyền nhưng còn đôi khi bị trọng tài thứ tư ngồi ngoài điều khiển. Khi chưa có bộ đàm, trọng tài chính không quan sát được, ra hỏi trọng tài thứ 4 thì trọng tài ngồi bàn nói ngược lại, trọng tài chính ra quyết ddingj theo trọng tài bàn, thế là sai. Khi có bộ đàm, sự thao túng còn lớn hơn, trân Quảng Nam – Bình Dương ở trận về V-League 2016, cầu thủ Đình Luật của Bình Dương có hành vi bạo lực rõ ràng, trọng tài Trung Kiên B tuýt còi,định rút thẻ đỏ. Bên ngoài, trọng tài bàn Võ Quang Vinh gọi bộ đàm nói tình huống đó không có gì, không được rút thẻ đỏ, Kiên không nghe. Ông Vinh là con rể ông Nguyễn Văn Mùi, Trương Ban trọng tài. Khi đưa tình huống này đem ra phân tích lúc tập huấn trọng tài giữa mùa giải, Kiên nói có thấy tình huống đó, nhưng do Vinh gọi vào nên không thổi. Kiên ấm ức và sau đó báo chí nói rất nhiều và kiên bị kỉ luật mấy trận. Ông Mùi trong cuộc tập huấn kết luận: “Cái gì mình cũng nghe báo chí là sao. Chuyện báo chí của họ. Chuyện mình mình làm”.

Rõ ràng can thiệp sai, sau đó lại được bảo vệ thì sao trọng tài không tùy tiện. Họ muốn làm đúng cũng không được. Một số trọng tài tự trọng với nghề, gác còi thề không bao giờ trở lại, như trường hợp trọng tài Nguyễn Xuân Hòa (Đắklắk), mùa 2008, bị ép phải bẻ còi trong trận SHB Đà NẴng – Đồng Tâm Long An. Ông Hòa sau này làm cán bộ thể thao phong trào ở địa phương đã chia sẽ nổi khổ của nghề bởi nhiều lúc muốn làm tử tế nhưng “ở trên” cứ dội xuống khiến mình buộc pahir cong: “Trên sân tôi nghĩ là cú lấy điểm quan trọng nhất để bước lên nghiêp FIFA do VFF đăng kí nhưng ấy lại là bản án tử đối với nghề trọng tài của tôi. Tôi thật ngây thơ với những lời hứa hẹn. Tôi tiếc vì mình không thể tiếp tục với nghề trọng tài mà mình rất yêu mà đeo đuổi nhưng giờ tôi thấy mình rất thanh thản. chỉ có áy náy duy nhất là tôi đã cướp đi của Đồng Tâm Long An, đội bóng thi đấu cật lực và nổi tiếng là trung thực một bàn thắng…”. Trọng tài trẻ triển vọng Đinh Văn Dũng cũng chọ cách nghỉ chơi để không phải chạy theo dây nào. “Một số đàn anh giờ đã làm với chức vụ cao hơn thể hiện cái tôi và cả sự ganh ghét ra mặt. Vậy hà cớ gì ta lại gặp nhau nữa? Chúc tất cả các anh em bước vào mùa giải mới thành công tốt đẹp. Còn mình, mình treo còi…”, Dũng viết trên facebook.

Thế mới thấy lời khuyên mà ông Dương Văn hùng được nhận “Nghe anh, đi làm mà lúc nào cũng đúng là em chết đấy” – là hợp lý với bối cảnh bóng đá Việt Nam. Cả dây trọng tài và quan chức điều hành bẩn ghét và sợ ông Hùng “đạn bắn không thủng” vì ông “phá đám”. Giành giải “còi vàng” đầu tiên ở Việt Nam năm 2006, đến khi vào tập huấn trọng tài chuẩn bị cho mùa giải 2007, ông Hùng bị loại vì thiếu 0,15 giây khi thực hiện bài kiểm tra chạy nhanh. Đồng hồ bấm giời có vấn đề, hay người bấm giời có vấn đề? Gạt người xuất sắc nhất cách đó vài tháng theo kiểu đó thật khó chấp nhận. “Mọi người hãy nhìn cuộc chơi nay đi, họ cố tình gạt tôi khỏi cuộc chơi, dù tôi rất muốn cống hiến. Nó chứng minh rằng muốn tồn tại trong cuộc chơi này, phải im lặng, phục tùng, chấp nhận. Rồi thời gian sẽ trả lời”. Ông Hùng chỉ mặt từng quan chức trọng tài trong buổi tổng kết đợt tập huấn đó, nói trong khoảng 1 giờ đồng hồ, anh em trọng tài không ai dám nói gì.

Ông Hùng nhận xét, ở Việt Nam, trọng tài mác FIFA uy tín có Võ Minh Trí dù cũng có lỗi này lỗi kia, Lương Thế Tài được thổi chung kết SEA Games, Hoàng Anh Tuấn cũng được, tuy sự ổn định không cao nhưng không mắc lỗi quá nghiêm trọng và một số trọng tài nữa. Còn lại các trọng tài FIFA hay còi vàng đều thuộc diện “FIFA và còi vàng theo ê-kíp”. Liên tục trong bốn năm 2011-2014, “còi vàng” thuộc về “phò mã” Võ Quang Vinh và “thái tử” Nguyễn Trọng Thư, con rể và con trai ông Mùi. Giới trọng tài kháo nhau, Thư thực chất mới là Trưởng Ban Trọng tài chứ không phải ông Mùi, anh em Thư-Vinh thâu tóm toàn bộ hệ thống trọng tài. Nửa sau mùa giải V-league 2017, ông Thư tạm nghỉ với lý do sức khỏe, nhưng thực chất để tránh dư luận đang bức xúc với bố con ồn sau sự cố trên sân Thống Nhất. Nửa sau mùa bóng 2015, ông Thư cũng xin phép nghỉ với lý do sức khỏe, nhưng giới trọng tài đồn là do oán hận với quá nhiều đội bóng trong nửa đầu mùa giải, nên không dám bắt nữa, bỏ của chạy lấy người. Ân oán kiểu gì? Bắt cho A thắng B, rồi bắt cho C thắng D, đến khi A gặp C thì biết bắt cho ai thắng. Đơn giản thì là như vậy, nhưng trong bóng đá thì có rất nhiều lớp ân oán chồng lên nhau.

Có nhiều cách tác động lên trên trong tài trong một trận bóng. Thứ nhất đội bóng “mua thắng” trọng tài, từ việc bao tiền ăn, ở, thưa giản và phong bao cảm ơn cho trọng tài sau mọi trận đấu đến nhờ trọng tài giúp trận này, trận khác có khoảng cách rất gần. Thứ hai, phần nhiều trọng tài làm công việc chính trong các cơ quan sự nghiệp, tác động qua các cấp lãnh đạo ở các cơ quan này cũng là một con đường, cách này tương đối lỗi thời. Thứ ba, tác đọng qua các quan chức thoái hóa của Liên đoàn, ban trọng tài cùng dây với trọng tài. Anh em trọng tài đều có “trình độ”, thâm niên nắm bắt cuộc chơi, chỉ có giám sát trọng tài, giám sát trận đấu nói bâng quơ là họ hiểu phải làm gì, kiểu như “trận này đội A thua là dễ xuống hạn đấy”.

Thứ tư, là qua các dây trọng tài như Từ Minh Đăng, Lương Trung Việt, kênh này năng động nhất, họ chủ động đến tìm các đội bóng, đội nào không theo dễ bị trọng tài đánh hội đồng. Thứ năm, đội bóng nhờ đến một trọng tài trong địa phương để móc với trọng tài sẽ điều khiển trận đấu của họ. Trọng tài nói chuyện với trọng tài dù sao cũng dễ hơn, không ngại bị cài bẫy. Vòng V-League 2013, tổ trọng tài người Hà Nội gồm Đinh Hải Dương, Phạm Đắc Chiến, Đức Mạnh Hà và Kiều Việt Hùng bị nghi ngờ nhận tiền hối lộ lên đến 100 triệu đồng trong trận đấu Thanh Hóa – Hoàng Anh Gia Lai. Giới trọng tài đòn, có bàn tay móc nối của trọng tài người Thanh Hóa Bùi Quang Thông. Anh này trước đây là cầu thủ Thanh Hóa, từng bị phát hiện khai gian tuổi để thi đấu tại vòng chung kết U-21 báo Thanh Niên năm 2000, và bị phát hiện bán độ ở một trận đấu hạng bà giữa Thanh Hóa với Quân khu 2 trên sân Vĩnh Phúc năm 2002 và bị VFF treo giầy vĩnh viễn. Thế nhưng, bằng cách nào đó, đến năm 2006, xin được đi học trọng tài, rồi nâng cấp lên điều khiển các trận V-League. Chuyện quản lí hồ sơ lỏng lẻo của ban trọng tài, của VFF chỉ bị lòi ra khi có đơn tố cáo của Khánh Hòa năm 2012, sau khi anh này bắt trận Hà Nội gặp Khánh Hòa ở V-League 2012. Lúc đó, các quan chức VFF đổ lỗi cho nhau về việc này, rồi còn sinh ra tranh luận Bùi Quang Thông bị “cấm thi đấu vĩnh viễn” hay “cấm hành nghề bóng đá vĩnh viễn”, hồ sơ án phạt đã bị thất lạc rồi. Rút cục, Bùi Quang Thông bị tạm đình chỉ trọng tài chờ xác minh, nhưng thực chất là bị trục xuất là khỏi nghề cầm còi, vì không ai mời anh này nữa.

Còn một kênh nữa, trọng tài có thể làm ăn là bắt tay với giới cá độ. Đánh tỉ số thì còn khó, chứ đánh ném biên, phạt góc, thẻ phạt, phạt đền thì trong tầm tay trọng tài rồi. Cho một quả phạt đền dễ mà, quy vào lỗi nhận định là xong, FIFA không cho phép các đội khiếu kiện về lỗi nhận định trọng tài.

Trở lại sân Thanh Hóa, cơ quan điều tra kết luận không đủ chứng cứ để kết luận tổ trọng tài Đinh Hải Dương nhận tiền. Trận đấu diễn ra vào tháng 3-2013, đến tháng 6-2013 mới lôi ra dư luận mà dân hiểu chuyện trong VFF nói là đưa ra để hạ bệ ông Trưởng ban trọng tài Dương Vũ Lâm và ông Phó Ban trọng tài Đoàn Phú Tấn. Ông Lâm miễng cưỡng mới ngồi vào chiếc ghế trọng tài, không ngồi nữa cũng chẳng sao, càng đở đau đầu. Chỉ tiếc ông Đoàn Phú Tấn chuyên môn và đạo đức tốt bị gạt khỏi cuộc chơi. Khi công ty VPF thành lập, bầu Kiên mún xây dựng ông Tấn ngồi vào ghế điều hành trọng tài. Sau này, bầu Đức cũng muốn ông Tấn phải ngồi ghế đó nhưng làm trọng tài bị làm hư từ trước đến nay khó dung nạp người sạch. Nước sạch quá, cá không có gì ăn, cá cũng chết.

Dòng thông tin - RSS Hightlight Bóng Đá

Xem Nhiều

DMCA.com Protection Status

More in Bóng Đá Plus