Ông Alfred Riedl, ba lần là huấn luyện viên trưởng đội truyển nóng đá Việt Nam khi còn làm việc ở Việt Nam đã có câu nói bất hủ “Bóng đá Việt nam đang xây nhà từ nóc”.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã có một câu nói nổi tiếng mà cho đến nay giới truyền thông vẫn trích dẫn: “Mặt bằng điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thấp hơn mặt bằng xã hội”.
Bóng đá Việt Nam, theo miêu tả của ông Trần Bẩy, nguyên Tổng thư kí Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, như người lính tập bài “dậm chân tại chỗ” suốt mấy chục năm qua. Ông Trần Bẩy cay đắng: “Ở Việt Nam mình, cho đến tận hôm nay, người ta chỉ CHƠI bóng đá, chứ chưa ai làm bóng đá bao giờ”.
Trong một lần nói chuyện về bóng đá, ông Trịnh Minh Huê, cựu cầu thủ và huấn luyện viên Thể Công khẳng định: “Bóng đá Việt Nam từ sau thống nhất hiếm khi có một ngày chơi sạch”. Ông Huế nói quá, nhưng bóng đá chưa bao giờ vô nhiễm. Bóng đá thời bom đạn hoang sơ về vật chất. nhưng phơi phới tình người. Còn bây giờ ngược lại. Sự hoang dã trong những trí tuệ làm bóng đá còn đáng sợ và hoang sơ về vật chất một vạn lần.
Cách đây 20 năm, đạo diễn sân khấu Doãn Hoàng Giang ngỏ ý muốn ông Huế giúp cho tư liệu để viết một vở kịch về tiêu cực bóng đá, ông Huế trả lời: “Thực tế bóng đá nó vượt quá sức tưởng tượng của anh lắm”. Ông Giang tạm gác ý định đó. Không biết bây giờ ông Giang còn có ý định viết một vở kịch như thế?.
Nếu có một vở kịch như thế thì hẳn nó sẽ dài hơn trước nhiều lắm. Nào mua trọng tài, mua quan chức, mua cúp vô địch, mua độ cầu thủ, mua việc làm. Cái gì đem bán được, người ta bán hết. Những người hiện đang điều hành nền bóng đá Việt Nam đến với bóng đá để “vinh thân phì gia” theo những vân “ệ”mà xã hội đặt ra: tiền tệ, hậu duệ, quan hệ, đồ đệ, chứ không phải là phụng sự môn thể thao Vua.
Trong vài cái sai rất to, lại có một cái đúng nho nhỏ. Nhược lại, trong cái đúng nho nhỏ thì lại lòi ra vài cái sai rất to. Một nền bóng đá không quy hoạch, thiếu định hướng như con kiến bò miết trong cái miệng bát mà không bao giờ thoát ra được, là do nó được điều hành bởi Liên đoàn bóng đá Việt Nam – sự hiện hình của NGHỊCH LÝ THỜI ĐẠI.
Hà Quang Dự
Cuối năm 2015, Tổng cục Thể dục Thể thao dự định tổ chức một hội thảo tầm cỡ lớn về bóng đá Việt Nam, một kiểu “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG” trong bóng đá, để lấy ý kiến đóng góp rỗng rãi từ mọi giới nằm đưa bóng đá phát triển. Ông Lê Thế Thọ, “Cầu thủ vàng Việt nam nửa thế kỉ”, nói thẳng: “Nhiều người hỏi tôi là hy vọng gì vài cái hội nghị bóng đá để tìm giải pháp cứu Bóng đá Việt Nam, tôi trả lời ngay là không hy vọng gì cả. Muốn cứu bóng đá Việt Nam thì trước hết phải tìm ra ai đang “giết” Bóng đá Việt Nam trước đã”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề cuốn sách về tiêu cực trong Liên đoàn bóng đá Việt Nam với ông Đặng Quang Dương, đại tá công an gần cả cuộc đời gắn bó với bóng đa, ông Dương khuyên: “Không làm gì được chúng nó đâu”. Nhưng chúng tôi vẫn bước đi trên hành trình tìm và góp phần nho nhỏ vào tiếng nói lương tri của thời đại.
Hành trình của chúng tôi không cô độc khi có sự tiếp sức của những người từng làm bóng đá như Lê Bửu, Hà Quang Dự, Trần Bẩy, Mai Liêm Trực, nghệ sĩ Đức Trung, Alfred Riedl, Steve Darby Henrique Calisto, Đặng Quang Dương, Trịnh Minh Huế, Lê Thụy Hải, Vũ mạnh hải, Nguyên Xuân Gụ, Phạm Phú Ngọc Trai, Đinh Thế Hiển, Trần Hữu Nghĩa, Phạm Tiến, Vũ Tiến Thành, Huỳnh Mau, Mae Mua, Nguyễn Văn Chương, Dương Mạnh Hùng, nhà báo Phan Đăng. Từ tận đáy lòng, chúng tôi chân thành cảm ơn các vị trên và tất cả các nhà báo theo sát bóng đá từ nhiều năm nay mà chúng tôi đã sử dụng tư liệu của họ.
Ông Vũ Mạnh Hải, cựu cầu thủ Thể Công và đội tuyển quốc gia, gặp chúng tôi đã rưng rưng: “Bóng đá đã cho mình cuộc đời, cả đời mình ăn lộc từ bóng đá, nhìn thấy sự trái ngang trong bóng đá của mình không lên tiếng thì mình không còn lương tâm nữa”.
Mong rằng tất cả quý vị và các bạn hâm mộ bóng đá luôn mang đầy mpojt lương tâm như thế, góp phần bóng đá để thay đổi nền Bóng đá Việt Nam. Có thế, từ cơn suy thoái, bĩ cực, mầm xanh hy vọng mới nãy lên, như nhà thơ Nguyễn Duy: “Còn da lông mọc, còn chồi nãy cây”.