Connect with us

Bóng Đá Plus

Sách – Trần trụi bóng đá Việt – Chương 3

Năm 1983, Chủ tịch FIFA, ông Joao Havelange tronh hành trình đến thăm những nước có nền bóng đá kém phát triển, ghé thăm Việt Nam. Ông đến dự khán một trận giao hữu được tổ chức trên sân Hàng Đẫy trên một sân khô cứng gồ ghề và dưới cái nóng cháy người. Đoàn FIFA chỉ xem mười lăm phút rồi lục tục về khách sạn Thắng lợi, nơi quan chức Thể thao Việt Nam có cuộc tiếp kiến chính thức, để chờ nghe nhận xét của ông chủ bóng đá thế giới.

Ngài chủ tịch điềm đạm, đưa ra nhận định ngắn gọn, đầy đủ: “Các bạn đang sở hữu một nền bóng đá hoang sơ, chưa có bàn tay chăm sóc chảu con người. Không có cầu thủ nào có thể đá bóng hay trên mặt sân và với thời tiết như thế này được”. Ông đưa ra nhận xét rồi bay về nhiệm sở FIFA ở Thụy Sĩ để lại bóng đá Việt Nam, tiếp tục hoang sơ mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm nữa. Ngày ấy mọi thứ còn hoang sơ, điện chưa đủ để sinh hoạt tối thiểu, làm sao có điện thắp đèn sân bóng, cầu thủ đá bóng vì nghĩa vụ chính trị ăn lương bậc công nhân. Nhưng ngày ấy trở về nước, mỗi trận đấu là một ngày hội, người ken đặc quanh sân để kiếm tấm vé chợ đem vào sân, người không có vé bu quanh các cột điện để nghe tường thuật trực tiếp qua song radio từ loa phát thanh.

Còn bây giờ thì sao, sân bãi tốt hơn, cầu thủ có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng, nhưng các kháng giả lại hoang vắng đến đáng sợ. Vẫn còn những trận bóng giải đấu quốc gia tổ chức vào ba giờ dưới cái nóng cháy người. Hay còn những trận bóng được tổ chức dưới sân đầy nước như tại giải U-17 Quốc gia tổ chức vào tháng 7-2017, mới vào đầu đời cầu thủ mà các em đã phải sử dụng kỹ thuật bóng đa bãi biển thay cho kỹ thuật sân cỏ. Hoang sơ về vật chất vẫn còn, nhưng nó không đnags sợ bằng sự hoang dã trong những trí tuệ làm bóng đá, đến với bóng đá để ‘vinh thân phì gia” như nhiều người đang điều hành nền bóng đá hiện nay. Bóng đá Việt Nam, theo miêu tả của ông Trần Bẩy, “dậm chân tại chỗ” suốt mấy chục năm qua với tinh thần căn bản là “mạnh ai nấy gặm nhấm”.

Ông Trần Bẩy, Tổng thư kí VFF kỳ 2 (1993-1997) cho rằng: “Ở Việt Nam mình, cho đên staajn hôm nay, người ta chỉ CHƠI bóng đá, chứ chưa ai làm bóng đá bao giờ. Trở về với 4 năm học ở Liên Xô với tấm bằng Cử nhân Bóng đá đầu tiên ở Việt Nam năm 1964, ông Bẩy bước chân vào Ủy ban Thể dực Thể thao làm việc, sớm hiểu rằng không được phạm vào hai điều cấm kị: Một là không có khái niệm về một tổ chức xã hội, vì tất cra đã có hệ thống tổ chức Nhà nước bao cấp làm tất tần tật. Hai là, kjoong chơi “Thể thao nhà nghề”, vì chỉ có tư bản mới xem con người là hàng hóa, mới mua bán, chuyển nhượng vận động viện theo giá trị đồng tiền. Thế là trên con đường thẳng tắp bỏ qua những quy luật tự nhiên, ông Bẩy “dạo chơi” như vậy suốt mấy năm quá. Sau này tiến lên, mới có một thời bóng đá “nhà nghề trá hình” được gọi bằng danh xưng không đâu có “bán chuyên nghiệp” rồi “chuyên nghiệp”, nhưng bản chất vẫn là “nghiệp dư”, vẫn là ‘chơi” hết.

Từ cầu thủ đến trọng tài, giảng dạy, huấn luyện viên, rồi đến các chức danh quản lý, bóng đá đã cho ông Bẩy nhiều thứ. Ông đã nhiều lần đại diện cho bóng đá Việt Nam gặp và làm việc với các vị cỡ Joao Havelange, Joseph Blatter, Henry Kissinger. Baoas chí đã tốn rất nhiều giấy mực về ông, có lúc họ tôn vinh ông như một vị ‘nhạc trưởng”của bóng đá Việt Nam, nhưng có khi coi ông là một “kẻ tội đồ” với người hâm mộ, họ gọi ông là “nhà độc tài”, là “gã phá đám”, là “kẻ ngang ngạnh”. Nghề nghiệp cho ông có cơ hội có mặt khắp đó đây, tiếp cận với đủ các tầng lớp xã hội, để đến khi về già ông bừng tỉnh lại như một người chìm trong cơn mộng du suốt mấy chục năm, “quả bóng không tròn như người ta vẫn tưởng”.

Một nền bóng đá bao cấp, mà “đỉnh cao” của nó là từ sau đất nước thống nhất, hoạt động bằng nguồn ngân sách từ trung ương đến địa phương với một cơ chế xin – cho. Thành phố, tỉnh to, tỉnh bé, hễ không được cho là kêu, cả nước thi nhau lập bãi, xây sân, thành lập đội bóng đá và đòi quyền thi đấu bóng đá trong những điều kiện khôn lường. “Cơ chế xin – cho” là nguồn gốc của căn bệnh thành tích. Đội bóng đá thua, giám đốc sở mất chức, thế là phải “cạo đầu” nhau, giám đốc Sở cạo đầu huấn luyện viên, huấn luyện viện “cạo đầu” cầu thủ. Rồi liên minh “ma quỷ”, thắng sân nhà, thua sân khách, cầu thủ tranh thủ làm kinh tế trên những cái bắt tay của lãnh đạo. Người ta nói ông Bẩy cũng góp phần “phá” bóng đa. Tiêu cực, ông biết đấy. Nhưng trong khả năng hữu hạn của con người, ông chỉ đủ sức làm cho các tiêu cực chìm xuống, không nổi lênh phênh để xã hội ném đá vào.

Mùa giải năm 1995, sáu đội bóng phải đi chung kết ngược để tranh hai suất trụ hạng ở Huế và Đà Nẵng. Trừ đội Hải Quan được lệnh miệng từ ông Phó Chủ tịch VFF kỳ 2 (1993-1997) kiêm Trưởng ban Tổ chức giải Nguyễn Tân Minh: “Ai phá thì phá, riêng Hải Quan không bị phá”, năm đội Thể Công, Sông Bé, Bình Định, Loang An và Đà Nẵng đồng ý ký đơn tẩy chay không đá chung kết ngược, nguy cơ vỡ giải thấy rõ. Hai trong năm đội bóng này có hai ông Phó Chủ tịch VFF, ba đội còn lại có đại diện là Ủy viên Ban chấp hành VFF. Ông Minh cầu cứu ông Bẩy ở vị trí Phó Ban tổ chức gỡ gạc bàn thua. Rất tài tình và tinh quái, ông bẩy đã “lật bài ngửa”, để rồi thuyết phục Thể Công, lúc đó với cái tên Câu lạc bộ Quân đội, chịu ở lại đá chung kết ngược thủ tục với Hải Quan. Bốn đội kia đên giờ thi đấu không ra sân, xem như bỏ cuộc như bỏ cuộc và bị xử xuống hạng. Cách giải quyết mưu mẹo, quyết đoán, mà có người goi “như lừa người ta” của ông Bẩy khiến cả làng bóng phải nể. Làm sao tìm được một ông Trưởng giải mà đi đến sân bóng nào người ta cũng phải nể như ông Bẩy?

Trưởng giải ngày trước khó hơn bây giờ nhiều. Điều hành giải đấu quốc gia, đặc biệt là những trận đấu nảy lửa Bắc-Nam, dưới áp lực thắng thua của các khối kháng giả hai miền. Mỗi trận đấu khi đó là một “chảo lửa” đúng nghĩa chứ không phải sau này như nhiều người mói quá lên. Lằn ranh giữa tinh thần thắng thua của thể thao lành mạnh với sự khơi gợi hiềm khích rất mong mạnh, không tỉnh táo, tế nhị, thuyết phục là có thể vỡ sân, vỡ trận,… và có thể xảy ra những chuyện vượt tầm của trái bóng. Năm nay tám mươi hai tuổi, cái tuổi ông Bẩy bông đùa là “đang chờ đóng gói”, ông thanh thản tự nhận mình là “kẻ thất bại”, không cay cú cũng chẳng oán hận.

Trong một lần nói chuyện với bóng đá, ông Trịnh Minh Huế khẳng định: “Bóng đá Việt Nam từ sau thống nhất hiếm khi có một ngày chơi sạch”. Ông Huế nói quá, nhưng bóng đá chưa bao giờ vô nhiễm thật. Ông Huế từng là cầu thủ rồi huyến luận viên Thể Công, tuyển thủ quốc gia và huấn luyện viên vài đội bóng khác, từng trải nghiệm nhiều “cảm giác mạnh” trong thập niên 1980. Liên minh giữa các đội thậm chí kháng giả còn biết trước, vác đòn gánh đến sân chờ. Ấy thế mà nó cứ diễn ra. Đá xong, cầu thủ, huấn luyện viên ai nấy đều tự tìm đường tháo thân khỏi sân bóng, có người chui lên nằm xe chở gỗ để ra khỏi địa phận tỉnh.

Thời của “bóng đá trên bàn” nổi lên nhiều cái như Lê Thì (Nghĩa Bình), Bảy Nô (Long An), Sáu Thành (Đồng Tháp), Chín Lộc (Khánh Hòa)… Đá có ba trận giao hữu trên một tỉnh, ông Giám đốc sở cũng đến mặc cả “một thắng, một hòa, một thua” nhé. Không được à? Anh không đồn ý thì quân anh cũng đồng ý hết rồi. Kể cả Thể Công cũng mang danh thơm, có những trận họ đá, một ông Tướng Quân đội còn cho lính cầm AK ngồi sau hai đầu khung thành để chống tiêu cực. Trong một cuộc họp tổng kết giải giữa các đội bóng đầu những năm 1990, ông Tô Hiền, TRưởng Ban thanh tra VFF đứng lên đập bàn: “Anh nào nói đội bóng của mình không tiêu cực thì giơ tay lên”. Không cách tay nào giơi lêm, tất cả đều im lặng.

Cách đây hai mươi năm, đạo diễn sân khấu nổi tiếng Doãn Hoàng Giang ngỏ ý muốn ông Huế giúp cho tư liệu viết một vở kịch về tiêu cực bóng đá, ông Huế trả lời: “Thực tế bóng đá nó vượt qua sức tưởng tượng của anh lắm”. Ông Giang tạm gác ý định đó. Không biết bao giời ông Giang còn có ý định viết một vở kịch như thế? Nếu có vở kịch như thế thì nó sẽ dài hơn trước nhiều lắm. Nào mua trọng tài, mua quan chức, mua cúp vô địch, mua độ cầu thủ. Nào “danh sách đen” với đường dây Thắng “tài dậu”, mạnh “bệu”. Nào Lã Xuân Thắng, Đõ Thành Tôn. Nào Trần Minh Trung, Trương Văng Dưỡng và các cầu thủ Hải Quan và Trần Kim Nghĩa với các cầu thủ Lâm Dồng dính đến băng Sơn “cao”. Nào Trương Tấn Hảivới các cánh Cảng Sài Gòn bị chi phối bởi trùm độ quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh) Lý Quốc Kỳ và đạo diễn vụ SEA GAMES 25. Nào băng nhóm Sông Lam Nghệ An khét tiếng với Nguyễn Hữu Thắng, Phan Thanh Tuấn, Nguyễn Phi Hùng làm hỏng cả lữa cầu thủ gốc Nghệ An tài năng sau này như Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Vượng, Pham Văn Quyết. Nào các đường dây trọng tài Từ Minh Đăng, Lương Trung Việt. Nào Lương Trung Tuấn, Nguyễn Việt Thắng, Tô Đức Cường. Rồi đến những “ông tướng con” của Ninh Bình và Đòng Nai bán đội bóng chỉ cách đây vài năm.

Ngày trước, bóng đá là cuộc giao lưu thể thao mang tính chất chính trị giữa tỉnh này với tỉnh kia, ngành này với ngành kia. Lợi ích vật chất không nhiều lắm, người lãnh đạo đội bóng được đi chỗ này đi chỗ khác, được cảm thấy quyền lực được tặng anh này anh kia đối vé vào sân, phấn sấu thành tích để được rót tiếp ngân sách. Sau này, bóng đá là tiền. cái gì cũng mua cũng bán được hết. Kể cả danh dự quốc gia cũng đem ra bán được. Ngay từ Tiger Cup 1996 tại Malaysia, trận hòa 1-1 với Lào, Nguyễn Hữu Thắng bay cả hai chân vào đối thủ, nhận thẻ đỏ rời sân, đội tuyển thua trước. Cú sút phạt chính xác của Lê Huỳnh Đức sau đó được gọi là “cú đá bể nồi cơm đồng đội”. Giờ nghỉ giữa trận này, huấn luận viên người Đức Karl Heizn Weigang đã chỉ mặt bốn cầu thủ, hét: “Các anh bán trận này được bao nhiêu?”, đòi đuổi cả bốn về nước. Ông Tô Hiền, Trưởng đoàn đội tưởng khi đó đã khéo léo thuyết phục ông Weigang giữ lại các cầu thủ này.

Năm năm sau, cũng tại Malaysia, SEA GAMES 2011, lần đầu tiên trong bóng đá chỉ giành cho các cầu thủ U-23. Các “ông trẻ”mà đầu têu là cầu thủ người Hải Phòng, Tô Đức Cường cũng không vừa. Nhận tiền từ trùm các độ Việt ở xứ người, cầu thủ đưa lại “thôi anh cầm đánh luôn cho bọn em”. ở trận quyết định tấm vé vào bán kết gặp Indonesia, khi mới vào trận, trung vệ Nguyễn Quốc Trung tung cú Fung-fu vào đối thủ trước mặt trọng tài, nhận thẻ đỏ rời sân. Ở thế mười người, U-23 Việt Nam thua 0-1 ở phút 80. Khi đó, người ta đổ lỗi cho sự yếu kém cyar Dido, thực chất không hoàn toàn như vậy. Dido có “ba đầu sáu tay” cũng không làm gì được hơn.

Sân Mỹ Đình trong ngày khai trương giữa đội U-23 Việt Nam gặp Thân Hòa Thượng Hải đã bị uế tạp bởi việc trung vệ Vũ Như Thành bán độ. Vụ này Lê Quốc Vượng báo cáo với với Ban Huấn luyện Đội tuyển. Vài tình huống trên sân, Thành hét với Vượng: “ bỏ đi, bỏ đi”. Mở lại băng hình trận đấu, Ban huấn luyện thấy vài tình huống đáng nghi, cộng với vài hôn Thành đi về tập trung với đội muộn, họ quyết định loại bỏ cầu thủ này trước giải SEA GAMES 23 mà không cần chứng cứ. Chính ông Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực thông báo quyết định này trước khi báo chí được biết qua các kênh khác. Nhưng chính Vượng và năm cầu thủ khác cũng bị nghi có vấn đề trong trận bán kết thắng Malaysia 4-3. Đấu hiện từ tỉ lệ trên thị trường cá độ và dấu hiệu trên sân đấu. U-23 Việt Nam trên sân đấu dẫn trước 2-0 nhưng đến phút 75, cú phát bóng của thủ môn Syamsuri từ sân nhà Malaysia bay dập đất nhảy qua đầu thủ môn Nguyên thế anh gỡ 1-2 cho Malaysia trong ngỡ ngàng của tất cả các kháng giả. Malaysia ghi hai bàn liên tiếp ở phút thứ 86 và 87 gỡ hòa 3-3. Đến phút bù giờ , Phan Thanh Bình mới đánh đầu ấn định tỉ số 4-3. Vào trận chung hết gặp Thái Lan, Quốc Vượng bị thẻ đỏ sau pha vào bóng với Sakda, U-23 Việt Nam với mười người thua 1-2 trong hiệp phụ.

SEA GAMES 2005 ở Philipines, sự căm phẫn của người hâm mộ bóng đá lên đến đinht điểm khi Lê Quốc Vượng cầm cầu nhóm bảy cầu thủ gồm Lê Văn Trương, Phạm Văn Quyến, Lê Bật Hiếu, Huỳnh Quốc Anh, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bán đứng đội tuyển ở trận gặp Myanma tại vòng bảng. Vụ việc này đã được báo chí đăng tải nhiều. Không thể trách được ông Lê Thế Thọ Trưởng Ban bóng đá và ông Lê Thụy Hải trợ lý của ông Alfried Riedl, bởi họ chỉ việc đến vụ việc vài giờ trước trận đấu. Ông Riedl khi đó xem các đối thủ đá và chỉ gặp các cầu thủ trong phòng thay đồ trước trận đấu. Nếu để ông Riedl biết trước chuyện đó thì chỉ thêm “hư bột hư đường”. Có trách thì hãy trách những người ở trong nhà, họ được cho là đã có thông tin các cầu thủ sẽ bán độ vào một ngày trước. Ông Phạm Ngọc Viên gọi điện cho ông Hà Quang Dự, cựu bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dực Thể thao: “Anh à, không khéo chúng nó bán độ” – “Sao cậu biết? Can thiệp tới đâu rồi?” – “Em không can thiệp được, các ông ấy bàn với nhau như thế nào không biết, hình như các ông ấy không muốn nhăn chặn, cứ để nó bộ phát ra rồi trị” – “Cái nước này đem con bỏ chợ, đem con đi bán cho ác quỷ rồi”, ông Dự thở dài. Ông Viễn khi đó đã nghỉ chức Tổng thư ký VFF. Y như rằng, mấy ngày xảy ra sự vụ.

Cố Thủ tưỡng Võ Văn Kiệt sau này biết chuyện qua ông Dự. Ông Sáu Dân nói: “Việc gì phải kỷ luật thằng Quyến, mình kỷ luật mình trước đi. Trẻ con nó không biết gì, mình biết mình phải ngăn chặn chứ, sao thả ra cho chúng nó làm bậy. Gọi đến, hỏi ra hẳn hoi, rồi loại ra chứ. Cả nước mình tỉnh thảng có một thằng hay. Cho chúng nó vào tròng để thịu, đấy không phải là tấm lòng của nười làm cha”.Những ông được cho là biết chuyện từ trước chối bay chối biến, nói không hề biết. Có những cầu thủ rõ ràng chỉ là nạn nhân trong vị này. Lê Quốc Vượng cờ bạc, cá độ bóng đá quốc tế thia dài, giang hồ đến tận nhà đòi nợ. “Các bạn giúp tôi, không có là tôi chết”. Mấy cầu thủ kia vừa nể tình đồng đội, vừa không hiểu chuyện, ‘cứu được nó mà đội vẫn thắng một bàn, vẫn có ba điểm mà”, chứ ai bán độ để chỉ lấy 20 triệu đồng như Văn Quyến. Đáng tiếc cho Văn Quyến, một cầu thủ đặc biệt mà vài chục năm, bóng đá Việt mới sản sinh ra. Ở giải SEA GAMES đó, vài trận sau, U-23 Việt Nam đá khá “máu lửa”, đặc biệt là Quốc Vượng, như thể chuộc lỗi, nhưng cuối cùng thua Thái Lan 0-3 trong trận chung kết. Nếu thắng trận chung kết để giành huy chương vàng khiến các quan chức VFF nở mày nở mặt thì có lẽ hồ sơ trận bóng gặp Myanmar xấu xa đó đã được xếp kỷ trong ngăn tủ.

Một trong những sự việc nổi đình đám nhất của làng bóng đá Việt Nam trong những năm 2000 là bỉ ẩn phía sau cái gọi là abnr “danh sách đen”. Năm 2003, Mạnh “bệu” bị cơ quan điều tra phía nam bắt, khai ra toàn bộ quá trình hoạt động và các nhân vật liên quan. Mạnh “bệu” và Thắng “tài dậu” là hai trùm cá độ, tổ chức đánh bạc khét tiếng, quan hệ thân thiết với các cầu thủ bóng đá. Cầu thủ ở thập niên 1990 không dư dả như bây giờ, lương thấp, lỡ bị tai nạn bỏ nghề coi như “đói”. Họ khoét vào điểm yếu này, các em, các cháu thiếu điện thoại, xe máy, tiền tiêu có anh Thắng, anh Mạnh lo. Vì thế, Thắng-Mạnh nói gì, các cầu thủ này nghe răm rắp. Mới đầu, Thắng “tài dậu” và Mạnh “bệu” làm hai băng riêng rẽ, sau hợp lại thành một băng. Thời điểm Mạnh “bệu” bị bắt, Thắng “tài dậu” trốn ra nước ngoài.

Một hôm, tướng công an Nguyễn Việt Thành, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyên án triệt phá băng nhóm Năm Cam, lúc đó là lãnh đạo Tổng cục Cảnh xác ở các tỉnh phía Nam, gọi ông Đặng Quang Dương đến 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ của Cơ sở Thường trực phía Nam của Bộ Công an. “Tôi đưa ông hồ sơ này, ông ngồi phân loại ra giúp để tìm hình thức xử lí, bóng đá tôi không rành, nhiều cái tên tôi nghe lạ hoắc. Tôi giao cho ông một thư kí để trợ giúp ông làm việc này trong hai tuần”, ông Thnhaf với biệt danh Tư Bốn khét tiếng nói. Ông Dương từng học Thể thao Từ Sơn, là Đại tá Công an, trước là Trưởng đoàn Đội Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban chấp hành VFF.

Giới truyền thông khi đó nói bản dnah sách gồm bà mươi cái tên mà sau này, ông Dương nói có tên bà mươi sáu cái tên, trong đó có những cái tên nổi tiếng bậc nhất của bóng đá Việt Nam. Trong một lần tập trung đội tuyển, Nguyễn Hồng Sơn tập lười, ông Lê Thế Thọ lúc đó là Phó chủ tịch rất sâu sát về chuyên môn, dọa đuổi Sơn khỏi đội. Tối hôm đó, Sơn và ông anh kết nghĩa Thắng “tài dậu” đến nhà ông Thọ: “Em nó trẻ người non dạ, tha cho nó đi anh”. Có vài món quà biếu xã giao thôi chứ không phải hối lộ gì. Dính vào giới giang hồ phức tạp, rượu mời không uống lại đi uống rượu phạt, ông Thọ im. Ở Sông Lam Nghệ An cũng vậy, sau khi đội bóng có những biểu hiện bất thường, cơ quan chức năng cảnh báo một số cầu thủ trong đội có quan hệ không bình thường với Thắng “tài dậu”. Họp đội với sự tham dự của Trưởng đoàn Nguyễn Hồng Thanh và huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh, cầu thủ Nguyễn Hữu Thắng đã đứng lên tự nhận là em kết nghĩa của Thắng “tài dậu”. Thắng giải thích: “Đó là chuyện bình thường, chỉ là quan hệ xã hội…”. Sau này, trong nhiều vụ mâu thuẫn, gần như không ai ở Sông Lam Nghệ An dám đối đầu với Thắng nữa.

Việc ông Thọ cũng bị xếp và “danh sách đen” như vậy quả bất nhẫn với ông. Ông Thọ từng là cầu thủ xuất sắc nhất rồi huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia, sau đó là Tổng Thư kí và Phó Chủ tịch VFF. Năm 2004, nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập Liên đoàn bóng đá Chân Á (AFC), họ yêu cầu các Liên đoàn thành viên giới thiệu một “cầu thủ vàng AFC”. Tháng 4-2004, VFF tiến hành bầu chọn “cầu thủ vàng Việt Nam nửa thế kỉ”, ông Thọ chiếm 76/125 phiếu bầu hợp lệ, ông Phạm Huỳnh Tam Lang được 19 phiếu, các ứng cử viên khác có số phiếu ủng hộ lần lượt là Nguyễn Cao Cường (12), Nguyễn Thế Anh (6), Nguyễn Trọng Giáp và Trần Duy Long (cùng 4), Nguyễn Hồng Sơn (3) và Lê Huỳnh Đức (1). Đủ thấy uy tín của ông Thọ trong làng bóng đá thế nào, cho đến 19-8-2004, khi bản “danh sách đen” được Cục cảnh sát điều tra khu vực phía Nam gửi đến VFF. Tuy nhiên, bản này chỉ có giá trị tham khỏa, khống có giá trị pháp lí, và cũng không phải là cơ sở xử lí các nhân vật có tên trong đó. Đại hội VFF nhiệm lì 5 (2005-2009) bầu ông Thọ làm Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn. Đến cuối 2005, trong vụ các cầu thủ bán độ ở Philipins, ông Thọ được cho là biết sự việc nhưng không báo cáo, vì sức ép dư luận, ông Thọ mệt mỏ từ chức và không trở lại bóng đá nữa.

VFF không công bố “danh sách đen”, vì cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt bóng đá Việt Nam, đạp đổ các thần tượng của người hâm mộ. Ông Hà Quang Dự, nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban thể dục Thể thao sau này nói: “Quan điểm của tôi là không nên đưa ra, nhưng trong nội bộ thì phải xử cho đến nới đến chốn”. Tuy nhiên VFF không trị đến nơi đến chốn, họ dùng nó như một công cụ đẻ thỉnh thoảng đem ra dọa một vài các nhân. Ông nào trong danh sách sau này sống điềm đạm, biết điều thì người ta tha không nhắc đến. Ông nào ham “nổ” là không xong. Cựu cầu thủ Lâm Đồng, Trần Kim Nghĩa cũng có mặt trong danh sách, sua giải nghệ làm ở Sở Thể dục Thể thao Lâm Đồng, có lần lên đài truyền hình nói về đạo đức. Năm 2014, ông Nghĩa bị bắt tạm giam điều tra vì có liên quan đến những sai phạm về tài chính ở Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. Công ty này tài trợ cho đội bóng lâm Đồng lúc ông Nghĩa làm Giám đốc điều hành đội bống vai trò năm 2011-2012.

Về già, ông Bẩy hay chiêm nghiệm chuyện cũ. Ông viết trong cuốn sách của mình gọi là kể lại cho con chấu nghe: “Hàng năm, vào dịp giáp tết, tôi lại gõ cửa nhà ông Hà Đăng Ấn – Chủ tịch Hội bóng đá Việt Nam, một kiểu tổ chức hình thức được lập ra chó có chữ Xã Hội, thay mặt cơ quan quản lý nhà nước là Ủy Ban Thể dục Thể thao, trịnh trọng mời ông tham dự “chén” một bữa tất niên. Thế là xong công việc một năm của một vị Chủ tịch cái gọi là :tổ chức xã hội nghề nghiệp”. Ông Bẩy gọi thế là vì theo ông từ chủ trương đường lối đến cơm áo gọi tiền của bóng đá Việt Nam đã “bao cấp” hết cả rồi. Nhưng tại sao Hội Bóng đá Việt Nam tại cứ tồn tại một cách hữu danh vô thực như vậy? Bởi chỉ có nó mới có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử: được FIFA công nhận là thành viên từ năm 1992. Từ cái xuất phát điểm đó, cứ loay hoay bò dần à nay đã hình thành nên một tổ chức xã hội “to cao lực lưỡng” như VFF. Trong vài cái sia sót to, lại có những cái đúng nho nhỏ đấy. Ngược lại trong những cái đúng nho nhỏ thì lòi ra những cái sai lại rất to. Một nền bóng đá không quy hoạch, thiếu định hướng chiến lược, ồ, thì người tai CHƠI bóng đá mà. Giới hâm mộ bóng đá nước nhà luôn bức xúc khi “lực sĩ” VFFlawms phen vẫn đứng trên chôi chân đất sét. Nói đến VFF là nói đến sự hiện hình của “Nghịch lý thời đại” trong sách làm bóng đá chuyên nghiệp.

Hội bóng đá Việt Nam tồn tại đến năm 1989 thì nhường chỗ cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ra đời, hay nói trào lộng như ông Trần bẩy là “tiếp quản bị gậy”. Thuở ấy, các Ủy ban chấp hành nhiều khí thế, nhưng phòng làm việc chỉ có năm người ngồi ké vào Viện Thể dục Thể thao gần sân Hàng Đẫy, còn điều hành công tác bóng đá chủ yếu là các vị từ Tổng cục Thể dục Thể thao. Chuyên môn cao nhất có mấy ông Lê Bửu Tổng cục Thể dục Thể thao, ông Lê Thế Thọ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao, ông Trần Bẩy Trưởng bộ môn Bóng đá Tổng cục Thể dục Thể thao và ông Ngô Tử Hà Chuyên môn Bộ môn Bóng đá. Mấy ông này đều được đào tạo tại nước ngoài, ông Bửu và ông Bẩy ở Liên Xô, ông Thọ ở Đông Đức và họ chẳng bao giờ…ưu nhau. Ba ông Bẩy, Thọ, Hà ghét nhau, chủ nghĩa cá nhân, chê nhau về chuyên môn. Ông Bửu ghét cả ba ông. Ông Tô Hiền, Trưởng ban Kiểm tra VFF trong hai khoa đầu tiên có lần nói trước cuộ họp Ban chấp hành: “Nếu ba anh Bẩy, Thọ, Hà chịu hợp tác với nhau thì bóng đá Việt Nam mới phát triển”. Thực ra, khi vào việc thì ba ông đều làm được, đi đến đâu cũng được dân bóng đá nể sợ. Chuyên môn, tổ chức lúc đó tốt, bóng đá lúc đó có tiêu cực “ba đi, ba về” nhưng không có nhiều kiện cáo, bạo lực, bán độ, vấn nạn và đặc biệt chui vào đoàn để “vinh thân phì gia” như sau này.

Thời ông Trần Bẩy làm Tổng Thư kí khóa 2 (1993-1997), đội tuyển Việt Nam bắt đầu có huấn viên nước ngoài là ông Edson Tavares, Karl Heinz Weigang, có những thành tích đầu tiên trong khu vực như tấm huy chương bạc SEA GAMES 1995 và hạng 3 Tiger Cup 1996. Năm 1993, khi đội tuyển thi đấu SEA GAMES ở Singapore, một đội bóng ở đó đã ngõ ý thuê Chu Văn Mùi, trung vệ thép nổi tiếng với câu “Văn Mùi dậm chân, Hồng Sơn bỏ bóng”. Ông Bẩy năm lần bảy lượt thuyết phục các quan chức cho ông Mùi đi nhưng không được đã thốt lên: “Làm thế không phải cho thằng Mùi, không phải cho tôi, mà đó là dấu mốc quan trọng cho sự hội nhập của bóng đá Việt Nam”. VFF lúc đó đã tuyên bó xã hội hóa thực chất chứ không còn “mang danh” nữa, nhưng thời điểm đó người ta vẫn sợ hai chữ “nhà nghề”.

Liên đoàn bóng đá chuyển sang cho ông Phạm Ngọc Viễn từ năm 1997 ở chức Tổng thư lí cho đến khi từ nhiệm vào cuối năm 2004. Ông Viễn là người thông minh, được đào tạo chuyên môn bài bản, chính ông chấm bút viết bản đề án bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên năm 2000 do ông Hà Quang Dự giao. Nhưng tính ông Viễn hiền lành, ba phải đến độ người ta gọi ông Viễn là “chùa” và chính tính cách đó vài phen hại ông, cũng như hại VFF khi để lọt những phần tử không tốt vào đó. Nếu ông Viễn “rắn mặt” như ông Bẩy thì công cuộc dắt tay bóng đá Việt Nam vào chuyên nghiệp không gian tuân như vậy.

Thất bại lớn nhất của ông Viễn là bản hợp đồng với huấn luyện viên người Pháp Christian Letard năm 2002. Trong số gần năm mươi hồ sơ để chọ huấn luyện viên cho đội tuyển U-23, VFF đã chọ ông Letard với lời giới thiệu của ông Aime Jacquet, Giám đốc Kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Pháp, huấn luyện viên danh tiếng từng đưa đội tuyển Pháp dành chức vô địch Word Cup 1998. Lẽ ra, phải có thẩm tra kỹ lưỡng, thử việc, trong hợp đồng phải có các điều khoảng ràng buộc với thành tích… thì VFF đã khá dễ dãi. Quan sát ông Letard cho các cầu thủ tập, nhiều huấn luyện viên nói ông này không biết huấn luyện, nhanh chóng bị lộ là “hàng lởm”. Chuyên gia bóng đá Nguyễn Sỹ Hiển, Phó Chủ tịch VFF nhiệm kỳ 2 và 3, một lần sang Pháp ghé thăm quê nhà ông Letard, gặp những người ở gần nhà ông Letard và được họ nói: “Ồ, ông Letard huấn luyện đội nào?Tôi cũng huấn luyện được”. VFF sa thải Letard sau đó. Năm 2004, ông này kiện lên Tòa án Thể thao Quốc tế, VFF phải bồi thường hợp đồng gần 200.000 USD (gần ba tỷ đồng lúc đó). Thủ tướng Phan Văn Khải nghe được rất tức giận, đánh công văn xuống VFF hạ lệnh :”Anh nào làm sai việc này, anh ấy móc tiền túi ra trả”. Ông Mai Liêm Trực lúc đó là Chủ tịch VFF mới chạy lên chỗ ông Sáu Khải trần tình: “Do anh em không làm kỹ. VFF tự lấy tiền ra trả, không động đến danh sách. Mà anh làm vậy đụng đến chuyện FIFA ngăn cấm chính trị can thiệp vào đội bóng đá, hay không?

Thực ra trong vụ này, ông Viễn là người “giơ đầu chịu báng” bởi các quyết sách thuê huấn luyện viên nước ngoài cho các đội tuyển thể thao quốc gia thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thể dục Thể thao, có nghĩa người chịu trách nhiệm chính là ông Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái. Ông Viễn vì vụ này phải từ chức Tổng Thư ký VFF trong sự tiếc nuối của nhiều người. Các vị quan chức AFC như Peter Velapan, Paul Mony cũng gửi thư sang VFF bày tỏ sự ủng hộ ông Viễn. Sau này có dư luận rằng người bên Uỷ Ban thõa thuận với ông Viễn là nếu ông từ chức Tổng Thư ký lúc đó để làm yên dư luận, họ sẽ ủng hộ ông lên chức Chủ tịch nhiệm kỳ V khi Đại hội diễn ra vào giữa năm 2005. Những điều này không bao giờ xảy ra.

Giữa nhiệm kỳ 4 VFF, năm 2003, ông Mai Liêm Trực thay ông Hồ Đức Việt ở Chức chủ tịch VFF, mang đến một luồn gió mới cho tổ chức này. Ông Hồ Đức Việt bận nhiều việc chính trị không có nhiều thời gian cho bóng đá, trong khi SEA GAMES 2003 trên sân nhà đang đến gần mà trong mâm cỗ SEA GAMES, bóng đá là món sang nhất, không thể phực vụ các thực khách khó tính ở Việt Nam món đó dở. Ông Trực không biết gì về chuyên môn bóng đá nhưng có lẽ do thích tính cương trực, sòng phẳng, đã làm gì thì cố hết sức làm đến nơi đến chốn kiểu một nhà khoa học nên ông được các lãnh đạo cấp cao đặt vào vị trí này. Ông Sáu Khải rồi ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng phụ trách Văn hóa Xã hội đều đã gặp trực tiếp và thuyết phục ông Trực nhận ghế. Một tuần sau khi nhận lời, ông TRực có mặt tại nhiệm sở. Yểm trợ cho ông Trực là cố Thử tưởng Võ Văn Kiệt. Ông Sáu Dân mê bóng đá, có tư duy quản trị xã hội cao và muốn dung bóng đá góp phần chuyển đổi xã hội.

Báo chí nói ông Trực nhảy vào lửa, bạn bè nói ông điếc không sợ súng: “Mình không hiểu nhiều vè bóng đá nhưng đã qua nhiều công tác quản lý, có khả năng tập hợp mọi người, không tư túi, hoàn toàn khách quan, qua chỗ nào cũng cố làm, có nhiều mối quan hệ, nên mình tự tin sau hai tháng bắt mạch được cái mạnh và cái yếu của VFF”, ông Trực tâm sự. Ông có một câu nói nổi tiếng mà đên nay, thỉnh thoảng giới truyền thông vẫn trích dẫn: “Mặt bằng điều hành VFF thấp hơn mặt bằng điều hành xã hội”, nhưng ông không chỉ trích mà để đấy. Mỗi cuộc họp giao ban ông Trực điều khiển bên VFF gay gắt hơn bên Tổng cục Bưu điện mà ông làm chức Tổng Cục trưởng kiêm Thứ Trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, vì yêu cầu của xã hội bức xúc hơn. Lúc đầu mọi người sốc, sau rồi quý mến, nể sợ. Ông mua chiếc xe hơi đầu tiên cho VFF, nâng lương lên gấy rưỡi cho tất cả các nhân viên để họ đủ sống trách vướng vào các tiêu cực. Mới đầu, ông định nâng lương lên gấp đôi cho họ, nhưng một số nhà quản lí khác sợ như vậy sẽ khiến các nhân viên làm việc bên Ủy viên Thể dục Thể thao nhìn vào không hay. Bản thân ông Trực trong gần hai mươi năm làm việc ở VFF không nhận đồng lương nào từ tổ chức này. Ông kiên quyết loại bỏ việc kiêm nhiệm các chức danh và công việc trog bộ máy VFF, mỗi người một chức danh, một công việc, trách nhiệm cụ thể, không kiêm nhiệm.

Ông Trực quan niệm bóng đá là vấn đề của xã hội, là đứa con cảu xã hội, cầu thủ đá trên sân không tốt sẽ bị trượt ngã, chấn thương, không thì cũng quần áo lấm lem. Nhiệm vụ của VFF pahir tạo ra cái sân chôi tốt đó, không vấn nạn trọng tài, cá độ, móc ngoặc, cầu thủ có văn hóa cao, tạo hình ảnh đẹp trong xã hội để ra đường người ta không gọi là “thằng cầu thủ”. Mọi thứ đang diễn biến theo chiều hướng tốt thì nhiệm lý 5 năm 2005 đến. Sinh năm 1944, đến tuổi nghĩ hưu cả bên, Bộ Bưu chĩnh Viễn thông, ông Trực quyết định không ra ứng cử Chủ tịch VFF nữa. Ông Sáu Dân đẫ gọi điện thuyết phục ông Trực ở lại nhưng ông kiên quyết xin rút. Người ta nói ông Trực làm việc chuyên nghiệp, mà nghỉ hưu cũng chuyên nghiệp, thôi hết các chúc vụ hội đoàn khác. Ông Trương Tấn Sang khi đó là Thường trực ban Bí thư cũng mời ông Trực snag giữ chức Trưởng Ban Công nghệ thông tin các Cơ quan Đảng nhưng ông cũng trừ chối.

Trước khi ra đi, ông Trực để lại đề án cải tổ VFF, trong đó có một số cải tiến như Đại hội nhiệm kỳ bầu thường trực các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch; có Đại hội thường niên để giải quyết các vấn đề nghiệp vụ: chuyển đổi mô hình VFF sang kiểu một Doanh nghiệp Cổ phần, tách bạch giữa cấp quản lý và cấp Điều hành, Ban chấp hành VFF giống như Hội đồng Quản trị, Tổng Thư ký giống như Giám đốc ở Doang nghiệp, chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành, có thể thuê từ bên ngoài…

Rất tiếc là sau khi ông Trực đi, các ông Nguyên Bá Thanh rồi ông Hồ Xuân Hùng, những chính sách có uy tín mê bóng đá từ chối ngồi vào ghế Chủ tịch VFF, Đề án Đổi mới của ông Trực không được thực hiện triệt để Ông Nguyễn Trọng Hỷ khi đó sắp nghỉ hưu ở Ủy ban Thể dực thể thao “hja cách” về làm Chủ tịch VFF nhiệm kì 5 (2005-2009) rồi nhiệm lì 6 (2009-2013).

Thể dực Thể thao viết tắc là “TDTT” được nhiều người ngoài xã hội tếu táo chế giễu là “tự do tùy tiện”. Ông Trần Bẩy nói: “Một cái ngành sinh ra chỉ để chơi thôi mà, có chết ai đâu mà sợ. Tên gọi của ngành loanh quanh từ trước đến này có đến chín lần đổi từ Ủy ban xuống tổng cục, thậm chí chỉ là Cục rồ lên Bộ, nay lại là Tổng cục, nghĩ mà khiếp cho công cuộc chơi chứ này”.

Vị thế ngành thể thao có lên một chút thời ông Hà Quang Dự từ năm 1992 đến 2001. Ông Dự là một chính khách thâm thúy, những người làm thể thao khó qua mặt được ông. Năm 1997, SEA GAMES 19 tại Indonesia, đội tuyển billiars Việt Nam lần đầu tiên góp mặt bằng kinh phí tự túc. Ông nói: “ Các anh cứ đi đi, về tôi thưởng cao dựa vào thành tích”. Có vị nào tâu với một lãnh đạo cấp cao: “Dự nó lại đầu trêu mang trò chơi tư sản đi SEA GAMES, cái billiars này có phải thể thao đâu”. Hôm sau lãnh đạo cấp cao gọi ông Dự đến giải trình, ông nhét cặp tấm hình Bác Hồ cgoiw billiars mang tới, thế là êm chuyện. Ông Dự biết trước thế nào cũng có dự luận kiểu này. Năm đó, đội tuyển billiars với cơ thủ Lý Thế Vinh giành một guy chương vàng, một huy chương bạc và hai huy chương đồng. Sau này, billiars trở thành một “mỏ” huy chương của thể thao Việt Nam ở đấu trường khu vực.

Thời ông Dự, ở Tổng cục Thể dục Thể thao không có chuyện các trưởng bộ môn là người không đúng chuyên môn, chuyện nó bị cấm tiệt. Trưởng bộ môn bóng chuyền phải đi lên từ bóng chuyền; Trưởng Bộ môn xe đạp phải từ vận động viên hoặc huấn luyện viên xe đạp được đào tạo từ quản lý… Tháng nào ông Dự cũng giao ban vài lần với VFF, theo sát các sự kiện bóng đá. Có lần, Ban tổ chức Giải vô địch Quốc gia nghi ngờ đội tuyển Bình Dương chơi tiêu cực.Ông Ngô Tử Hà muốn tử nhưng không có chứng cứ, lên hỏi ông Dự; “Xử đi, tôi có chứng cứ cho cậu”. Án phạt đưa ra, Ông Ba Khanh Giám đốc Sở Thể thao Bình Dương ra Hà Nội đòi kiện. Trước đó, ông Dự đã xin hai sĩ quan an ninh sang hổ trợ nghiệp vụ cho Ủy BanTheer dục Thể thao, tổ chức đánh tiêu cực trong bóng đá, nhắm vào một số trận dự báo “có mùi”. Trinh sát được cử đến cài máy ghi âm ở hai bên cầu môn trận đấu của Bình Dương. Băng ghi âm rõ mồn một, cầu thủ chửi nhau trên sân: “Giao kèo trước rồi, chúng mày phòng thủ rát thế thì đội tao đá vào sao được?” Ông Dự gọi ông Ba Khanh đến bật băng ghi âm: “ Đấy còn muốn kiện nữa không?”

Năm 2011, SEA GAMES tại Malaysia, ông Dự đã thảo thuận miệng thuê các thiết bị thi đấu tại Malaysia để phục vụ cho SEA Games 2003 tổ chức ở Việt Nam với mức giá 500.000 USD, khoảng 8 tỷ đồng. “Chunga tôi sẽ cử chuyên gia sang hổ trợ vận hành, các ngài chỉ trả phí đi lại, ăn ở cho họ là được là được”, phía Bộ thanh niên và Thể thao Malaysia hứa. Nhưng năm 2002, sau khi ông Dự nghỉ, ông Nguyễn Danh Thái thay ông Dự làm Bộ Trưởng chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao đã ký xin mua thiết bị trị giá 200 tỷ đồng phục vụ cho SEA GAMES 2003 mà ông không biết rằng, sau đó nghe nói, trong đống máy móc đó có nhiều “hàng dỏm”, vỏ Đức nhưng ruột Trung Quốc.

Năm 2001, ông Dự thôi chức ở Ủy ban Thể dục Thể thao chuyển sang công tác khác. Sau khi ông Dự với hai nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương Đảng, người đứng đầu ngành thể thao không đứng có mặt trong Trung ương Đảng. Tiếp đó, khi sáp nhập thành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người đứng đầu ngành thể thao không còn mang hàm Bộ trưởng. Và đến giờ, người đứng đầu ngành thể thao không còn giữ hàm Thứ trưởng. Thể thao cứ thế tụt dần đều. Bóng đá, một bộ phận của thể thao, thử hỏi làm sao không suy thoái?

Dòng thông tin - RSS Hightlight Bóng Đá

Xem Nhiều

DMCA.com Protection Status

More in Bóng Đá Plus