Bóng đá Việt Nam khỏi sắc vào năm 1994 khi xuất hiện các Công ty tiếp thị thể thao Chuyên nghiệp đến Việt Nma khai phá thị trường, cùng lức với các Tập đoàn đa quốc gia như Pepsi, Coca Cola, Unilever, P &G,… Riêng Công ty trách nhiệm Hữu hạn Tiếp thị quốc tế Strata bắt đầu gắng bó và tạo cho bóng đá Việt Nam một mối quan hệ tốt từ năm 1995 qua việc kiếm tài trợ cho các đội tuyển, môi giới các huấn luyện viên ngoại như Karl Weigang, Colin Murphy, Alfred Riedl,…
Strata ký hai hợp đồng với VFF lấy tài trợ cho giải bóng đá hạng cao nhất cho các giai đoạn 1994-1999 và 1999-2003. Hợp đồng trị giá 1 triệu USD/ mùa với VFF, tăng 10% sau mỗi mùa. Mỗi câu lạc bộ lại nhận tiền quảng cáo đấu ký riêng với Strata, được nhận theo thứ hạng ở giải. Trung bình mỗi đội nhận 100.000 USD/mùa, đội cao nhất nhận 130.000 USD/mùa. Strata còn cung cấp trang phục thi đấu Adidas miễn phí cho các câu lạc bộ và cả cho đội tuyển. Thật là quá đẹp với một nền bóng đá đang cố gắng thoát khỏi “bầu sữa” bao cấp.
Nhưng sau khi dạy cho “cầu bé” V-League chập chững đi trên thương trường bóng đá, với giải chuyên nghiệp đầu tiên 2000-2001, “bà đỡ” Strata phải ra đi khi chưa kết thúc hợp đồng thứ hai. VFF giữ một cục tiền, họ chỉ phát lợi tức tiền tài trợ V-League một phần, còn giữ lại chi phí cho những hoạt động khác. Lúc đó các doanh nghiệp làm bóng đá nổi lên, thế nên họ phản ứng được chia ít. Điều đó không đúng. Bên trong VFF, các ông từ doanh nghiệp vào như Lê Hùng Dũng, Nguyễn Quốc Kỳ, Lên Văn Thành cũng tự tin vào khả năng của họ, của V-League lắm. Cho nên Strata bị gạt ra rìa. Thực chất, họ đẩy “bà đỡ’ Strata ra để chơi với những đối tác khác biết “chăm chút” cho những nhà điều hành nhiều hơn.
Rút cuộc, sau mười bảy năm làm “bóng đá chuyên nghiệp” thì nó vẫn là cái gì đó rất mờ nhạt ở Việt Nam. Khán giả vắng, quảng cáo kém, tiền bản quyền truyền hình bèo bọt, các câu lạc bộ không kiếm đủ tiền để trang trải phần nhỏ chi phí của họ, trong khi chi phí cứ ngày càng được bơm căng một cách phi lý. Đến giờ mà sân bóng Hà Nội và Than Quảng Ninh vẫn không đủ điều kiện để tổ chức các trận đấu Cúp Châu Á, đó cũng là một trong những điều kiện AFC xác định đội bóng có phải chuyên nghiệp hay không.
Mười bẩy mùa bóng chỉ biết chi với chi, các ông bầu vẫn say sưa làm bóng đá. Ai cũng mạnh miệng làm bóng đá vì bóng đá Việt Nam nhưng giới trong cuộc hiểu rất rõ rằng bóng đá với họ chỉ là vỏ bọc để kiếm dự án, đất đai và tài nguyên. Nhiều ông bầu đến với bóng đá với một khoảng thời gian rồi lại kiếm cớ bỏ bóng đá sau khi đã thu hoạch thật nhiều từ đất đai và dự án mà địa phương ưu ái mang tặng “người có công” giúp bóng đá địa phương phát triển. Một ông cựu Ủy viên Ban chấp hành VFF mới đây kể câu chuyện, một cậu kế toán của địa vị ông đến gặp ông nhờ tư vấn phát triển bóng đá cho một tỉnh phía Bắc: “Anh ạ, lãnh đạo tỉnh quyết tâm làm bóng đá, xây dựng lại sân vận động và xây dựng lại các tuyến trẻ, tỉnh này không có gì nên lãnh đạo quyết tâm lấy bóng đá làm thương hiệu cho tỉnh”. Năm 2017 rồi, chứng kiến bao cảnh làm bóng đá và thất bại “đau đớn” rồi, nhà lãnh đạo một tỉnh chưa từng xuất hiện trên bản đồ bóng đá Việt Nam vẫn sau sưa như vậy đó.
Đình đám nhất trong các ông bầu bóng đá là Đoàn Nguyên Đức với “Dream Team” Hoàng Anh Gia Lai. Ngay từ khi còn đá ở Giải Hạng Nhất năm 2002, Hoàng Anh Gia Lai đã làm đội bóng nổi tiếng Việt Nam sau khi thực hiện thương vụ mua danh thủ Thái Lan Kiatisuk. Tiếp đó, lần lượt gần hai mươi tuyển thủ quốc gia của Thái Lan và Việt Nam như Dushsit, Chukiat, Thonglao, Tawan, Võ Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Đang, Văn Sỹ Hùng, Nguyễn Mạnh Dũng,… lên phố núi “tụ nghĩa”. Hoàng Anh Gia Laim ngay sau khi thăng hạng V-League lập tức vô địch hai mùa bóng 2003 và 2004.
Tiếp theo, Gạch Đồng Tâm Long An của bầu Nguyễn Quốc Thắng với ngôi sao snags nhất là huấn luyện viên Henrique Calisto cũng vô địch hai năm tiếp theo 2005 và 2006. Rồi nổi lên Đà Nẵng với ông Bí thư tỉnh có thể “ăn ngủ bóng đá” Nguyễn Bá Thanh, rồi Bình Dương có thể mua bất kì cầu thủ nào hay nhất trên thị trường chuyển nhượng,… Quả bóng trên chân của các ông bầu cứ bơm căng lên dần với tiền kiếm quá dễ từ thị trường chứng khoán và các dự án bất động sản lúc đó. Bầu Đức chính là người “tiên phong” trong việc thưởng “nóng”các cầu thủ ngay trên sân sau trận thắng, 500-600 triệu, cả tỷ đồng, một thứ mà không nền bóng đá chuyên nghiệp nào tồn tại. Rồi tất cả các đội bóng V-League cũng đua theo chuyện đó như một việc hiển nhiên.
Ông Đức có lý do khi cho rằng thời kì đầu ông bơm tiền dồn dập vào bóng đá để làm thương hiệu, rằng nuôi một đội bóng ít tốn tiền hơn là dành tiền đó cho ngân sách quảng cáo, quảng cáo trên các phương tiện tuyền thông không hiệu quả bằng quảng cáo trên một đội bóng.Quả đúng như thế, khi chưa có đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, ít người để ý đến Pleiku ở đâu trên bản đồ Việt Nam. Thương hiệu Hoàng Anh Gia Lai lên ầm ầm, lãnh đạo các địa phương, ngân hàng vì cảm mến đội bóng của ông Đức mà ưu ái hơn cho ông trong việc làm ăn, người dân cảm mến đội bóng mà mua các sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. Cũng nổi từ bóng đá mà Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai bước ra các nước trong khu vực hợp tác làm ăn dễ hơn người khác. Gạch Đồng Tâm Long An của ông Thắng cũng nhờ đội bóng mà kinh doanh tôt hơn, chuyển snag làm cả ngói, sơn rồi bất động sản. Cách làm bóng đá của ông Thắng căn cơ, tằn tiện hơn, bộ óc của huấn luyện viên Calisto có khi còn giá trị hơn cả một đội hình giá trị hàng chục tỷ đồng.
Nhưng rồi ông Đức cũng nhận ra cuộc chơi đá bóng như vậy không bền. Ông từng tâm sự: “Quản lý một đội bóng có vài chục người phức tạp hơn quản lý một Tập đoàn hàng ngàn công nhân”. Hoàng Anh Gia Lai đãi ngộ tốt mà vẫn có cầu thủ phá, bán, vòi bạch tuộc tiêu cực từ trước không trừ ra đội bóng nào. Có lúc Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Vinh – ông Vinh “tầu”- nổi tiếng rắn mặt trong giới bóng đá đã bất lực với đám cầu thủ qua mặt ông. Thế là ông Đức phải ăn ở cùng với đội tại đại bản doanh suốt hai tháng trời, thậm chí chính tay vợ ông nấu ăn cho đôi bóng. Thời gian này ông Đức làm việc với từng cầu thủ, mỗi cầu thủ một tính cách nên ông Đức cũng phải nói với những cách khác nhau sao cho phù hợp với từng người. Có khi ông mua bia rồi mời từng cầu thủ lên nói chuyện với mình. Với ông Đức trong thời gian này cũng họp nhóm, nhưng tối đa là hai người. Cách làm “rất người” và cũng “rất đời” đó của ông Đức đã thu phục đội quân alwms tài nhiều tật khắp nơi hội tụ về phố núi.
Là người nhìn xa, ông Đức hiểu cách làm của ông trong thời kì đầu chỉ là tạp thời, muốn làm bóng đá đúng nghĩa thì phải đầu tư vào cơ sở vật chất, đầu tư và đào tạo bóng đá trẻ. Thế rồi ông Đức gặp bà Mae Mua, điều hành công ty Strata ở Việt Nam. Strata có tổng hành dinh ở Anh, không khó để công ty này làm cầu nối Hoàng Anh Gia Lai cho các câu lạc bộ ở Luân Đôn. Đầu tiên Tottemham không mấy mặn mà, sau đó huấn luyện viên Arsene Wenger của Arsenal tỏ ý quan tâm đặc biệt. Vậy là học viên bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – JMG – Arsenal ra đời vào năm 2007. Hơn một thập kỷ, bầu Đức không “nhòm ngó” tới chiếc vô địch V-League nữa, đội bóng lơn vẫn để đấy để duy trì cuộc chơi, chờ bóng đá “sạch” từ lứa các cầu thủ mới.
Nhưng cũng có nhiều người không chờ được như vậy và phải tháo chạy khỏi cuộc chơi như bầu Long của Hòa Phát Hà Nội hay Strata với Đồng Nai.
Sau khi kết thúc với VFF, Strata tìm một đội bóng với mục đích xây dựng một câu lạc bộ chuyên nghiệp kiểu mẫu, học chọn Đồng Nai, tỉnh gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước, có nhiều khu chế xuất thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, sân bãi có sẵn. Nhưng sau ba mùa bóng du hành ở Giải hạng nhì và Hạng nhất, Strata cũng bỏ của chạy lấy người. Lý do Giám đốc sở yếu quá, lãnh đạo tỉnh không mặn mà, còn tiêu cực cầu thủ, trọng tài nhiều như rươi. “Có trận, tổ trọng tài đến gặp tôi đòi 1000 USD để họ bắt Fair play”, bà Mae Mua nhớ lại, “Ủa, tôi chơi bóng đá “sạch” sao phải chi? Nếu không muốn “chơi sạch” thì đã không phải mất công chăm lo đội bóng, cầu thủ và mỗi trận cho các anh 2000 USD cũng được. Cầu thủ, huấn luyện viên cũng bán đứng mình. Một đội bóng mình lo cho nó cực hơn một đức trẻ con. Đứa trẻ nó càng lớn, càng biết nghe mình. Đội bóng thì không như thế. Mất thời gian công sức, tiền bạc, cái gì mình cũng lo cho nó từ A đến Z, từ đôi vớ đến bữa ăn, nhưng nó đâu quan tâm, nó đi bán, dàng xếp, đủ trò, tiêu cực nhìn thấy rõ mà không làm gì được hết …”
Vài năm sau Đồng Nai có nhà tài trợ mới là Berfaya, nhứng sau bà năm hợp đồng, năm 2010, nhà tài trợ này cũng “chạy” luôn. Giải hạng nhất năm 2012, Đồng Nai xếp thứ bà, nhận đyợc món quà từ VFF là được đôn lên hạng V-League để tiếp tục ở lại hạng nhất. Thế là từ hạng nhất với ngân sách là 8 tỷ dồng/ mùa, họ phải chạy khắp nơi để có ngân sách 40 tỷ/ mùa cho cuộc chới “tiền đấu tiền” ở V-League . khởi điểm cho nhưng bi kịch. V-League năm 2014, khi đã chắc vị trí trụ hạng, năm cầu thủ Đồng nai bán mình cho giới bán độ trong trận thua Than Quảng Ninh 2-5. V-League 2015, họ rớt hạng. Mùa giải 2017, họ xin không tham gia giả Hạng nhất. Suốt bốn mươi năm trước đó,dù có lúc thăng lúc trầm nhưng chưa bao giờ bóng đá Đồng Nai không có đội tham gia các giải đấu cấp quốc gia. Bỏ giải nghĩ là họ đẫ chạm đáy.
Khi Đồng Nai xuống hạng 2015, trước của sân bóng căng tấm băng-rôn “Câu lạc bộ bóng đá Đông Nai tri ân, xin lỗi lãnh đạo và người hâm mộ bóng đá Đồng Nai”. Người hâm mộ đại chúng bị đặt sau lãnh đạo. Lé ra, với bốn mươi năm bề dày, nếu họ chịu đá đẹp cho dân thương thì dân chẳng phụ họ. Phó Chủ tịch Hội Cổ động viên Đồng Nai Trần Đình Chiến đã từng buồn bã chia sẽ rằng ông cùng các cổ động viên trong hội đi kêu gọi người hâm mộ đến sân cổ vũ cho đội nhà mà phải rước thêm nhiều hổ thẹn, truyền hình họ còn khôg thèm chứ dừng nói đến sân cổ vũ. Câu cửa miệng của họ là : “ Xxem gì mấy đứa bán độ…”. Trong mùa giải 2015 mà Đồng Nai rớt hạng đó, trận đông kháng giả đến sân nhất là trận họ tiếp Hoành Anh Gia Lai, phần lớn vì kháng giả đến xem thế hệ trẻ học viện Hoàng Anh Gia Lai – JMG – Arsenal của đội khách thi đấu.
Bóng đá không có kháng giả,bóng đá chết, vì không có tiền bán vé, không có quảng cáo, truyền hình. Đó là chân lý nhưng Đồng Nai và các đội bóng ở các tỉnh khác không chịu lĩnh hội, thay vì động não để kiếm những đồng bạc từ kháng giả, họ chỉ biết cách nằm dài chờ ngân sách. Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Định. Cà Mau, Vĩnh Long, Đông Tháp, Huế, Nam Định là những thí dụ. Mùa đấy Xuân Thành Sài Gòn bỏ bóng đá nên họ được giữa lại chơi V-League 2014, nhưng nhà lãnh đạo tỉnh không rót kinh phí, thế là đội bóng giải tan.
An Giang cùng thời có nhiều cầu thủ tên tuổi nhứ Châu Hồng,Nhan Thiên Nhân, Trần Tấn Lợi luôn xuất hiện ở hạng cao nhất chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi V-League trong suốt nười bảy năm trước khi lên hạng vào năm 2014. Trước đó không phải vì họ yên kém hay không phấn đấu lên hạng, mà họ thấy cuộc chơi V-League nặng tiền quá. Có vài phen họ đá rất hay ở giải hạng nhất nhưng đến cuối chùng xuống như không muốn thăng hạng. Mùa 2014, họ thử V-League với một nhà tài trợ là Công Ty Thủy Sản Hùng Vương. Cũng chuẩn bị ngân sách 40 tỷ đồng, cũng rộn ràng năm ngoại binh, tiền lót tay chiêu mộ cầu thủ. Nhưng mâu thuẫn giữa nhà tài trợ với lãnh đọa tỉnh trong việc cấp đất sản xuất cho nhà tài trợ khiến tiền giải ngân vào đội bóng rất chậm. Lương bị nợ, các cầu thủ chán nản, chểng mảng. V-league năm 2014, An Giang xếp đội sổ, nhưng do Ninh Bình bỏ giải nên An Giang được đi đá play-off trãnh suất trụ hạng với Cần Thơ và An Giang cũng buông luôn, thua 0-3, vì còn thiết tha gì V – League nữa. Thế là đội bóng bạc tỷ này cũng phải giải tán luôn. Vẫn còn các lữa trẻ, An Giang quyết định bỏ đấu năm 2015, làm lại từ đầu khi gia nhập Hạng Ba năm 2016, lên Hạng Nhì năm 2017 với thực lực của mình.
Mệt nhoài với cuộc chơi tiền nên các đội bóng lẫy lừng một thời như An Giang đang làm lại ở giải Hạng Nhì, Bình Định và Lâm Đồng “nằm im thở khẽ” cũng ở Hạng Nhì, Đồng Tháp năm tới ũng gia nhập Hạng Nhì sau khi xếp đội sổ giải Hạng Nhất năm nay. Nam Định năm nay vô địch Hạng Nhất được thăng lên v-League 2018 nhưng không biết họ chuẩn bị chơi “tiền đấu tiền” ra sao, hay lại đi vào vết xe đổ của Kiên Giang và An Giang?
Trong số những đội quyết tâm làm lại đến nay chỉ có Khách Hòa là hồi sinh. Năm 2012, Tổng Công ty Khánh Việt vốn doanh nghiệp nhà nước tái cơ cấu, rút khỏi bóng đá, bán suất dự V-league 2013 cùng cả đội hình cho Hải Phòng, bỏ luôn đội trẻ vừa lên ngôi hạng nhất. Trước nguy cơ giải tỏa trawngstreen bản đồ bóng đá, Sở văn hóa Thể thao và Du lịch KHánh Hòa gom lại các cầu thủ trẻ giao cho huấn luyện viên Võ Đình Tân bắt đầu từ giải hạng nhì 2013. Mỗi năm thăng một hạng, họ trở lại V-league 2015. Giờ đây, họ chơi bằng thực lực của mình, không chơi kiểu vun tiền như trước. Thế nhưng đội bóng nghèo nhất V-league, mức lương tháng trung bình của mỗi cầu thủ mười lăm triệu đồng, di chuyển trên sân khách chủ yếu bằng ô tô xếp thứ ba nửa đầu V-leahue 2017.
Ngày 29 – 9 -2016, một sự kiện hy hưu không chỉ trong làng bóng đá Việt Nam mà còn ra cả thế giới diễn ra: một chiếc cúp bóng đá được trao trên không trung. Chính xác là một máy bay trực thăng. Hội cổ động viên Việt Nam kết hợp với cổ đông viên Hải Phòng đặt làm một chiếc cúp bên Ý trị gái ba trăm triệu đồng có khắc hàng chữ “Nhà vô địch trong lòng người hâm mộ” nhằm tặng Câu lạc bộ Hải Phòng
Ban tổ chức sự kiện đã thuê trực thăng rước cúp từ Hà Nội và đáp xuống sân Lạch Tray vào lúc 16 giờ 30 phút. Sau màn rước cúp, trên sân Lạch Tray sẽ diễn ra gala, với các chương trình nghệ thuật đặc biệt, quyên góp từ thiện, xếp hình bản đồ Việt Nam cùng sự góp vui hơn chục ngàn cổ động viên Hải Phòng và từ khắp nơi. Ban tổ chức đã xin phép trực thăng từ Bộ Quốc phòng, giấy phép tổ chức sự kiện từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng từ trước đó hai ngày. Nhưng đến sáng ngày 29 – 9, công văn từ Ủy ban Nhân dân Thành phố xuống lệnh không được phép tổ chức sự kiện trên sân Lạch Tray, đội bóng Hải Phòng cũng không được phép tham gia sự kiện này. Cuối cùng, hội cổ động viên Việt Nam phải trao cúp cho đại diện cổ động viên Hải Phòng trên trực thăng. Chiếc trực thăng bay lượn ba vòng trên sân Lạch Tray trước côn mặt hụt hẫng của nhiều cổ động viên Hải Phòng không được vào sân Lạch Tray rồi bay đi. Chiếc cúp đó giờ ở nhà cổ động viên Hải Phòng.
Mùa Giải V-Leahue 2016, với các cổ động viên bóng đá nói chung, Hải phòng mói là đội xứng đáng vô địch. Cùng 50 điểm như Hà Nội T&T sau 26 trận , Hải Phòng về Á quân do kém hiệu số bàn thắng 45/28 (+17) so với 45/32 (+15). Sự cạnh tranh đến cùng cuối khi Hà Nội thắng FLC Thanh Hóa 2-0 trên sân nhà. Công nhận Hải Phòng mùa đó chơi sạch, cắn răng chịu bị “đánh hội đồng” suốt cả mùa giải mà họ vẫn dẫn đầu 20/26 vòng đấu. Trong khi Hà Nội giành được 16/18 điểm trên sáu trận đối đầu trực tiếp với bà đội bóng anh em là QNK Quảng Nam, sài Gòn FC, SHB Đà Nẵng . Lẽ ra Hải Phòng có thể vô địch mùa giải 2016 nếu có một điểm trên sân Cần Thơ tại vòng 23. Mùa giải 2015, Hải Phòng được cho là đã đem vao sân đội hình dự bị trên sân Cần Thơ nhằm cứu Cần Thơ trụ hạng. Theo “đạo lý” Cần Thơ phải trả nợ trong trận đấu năm 2016 giúp Hải Phòng thuận lợi trên đường đua vô địch, Cần Thơ lúc đó đã chắc xuất trụ hạng. Nhưng trận đấu lại quyết liệt ngoài dự đoán của người hâm mộ, Cần Thơ trong thế mười người ở ba mươi phút cuối, hạ Phải Phong 3-2.
Mục đích “chiếc cúp của lòng tin” này là để các cổ động viên trấn an nhau. Lòng tin của họ vào bóng đá Việt Nam đã nhiều lần bị bội phản. “Mong muốn chung của anh em cổ động viên gửi thông điệp này đến giới quản lý bóng đá Việt Nam, Ban tổ chúc giải V-league nhưng điều không được ghi nhận , vì đó có dự kiện rước cúp này. Chunga tôi chỉ mong những người có trách nhiệm hiểu rằng nếu không chấn chỉnh , V-League sẽ còn bết bác nữa và bị người hâm mộ quay lưng”, ông Trần Song Hải, Phó chủ tịch Hội cổ động viên Việt Nam nói.Đó là chưa kể Than Quảng Ninh từng được ông hổ trợ tài chính và “thân như người nhà”. Ông Hiển chưa bao giờ thừa nhận cũng không phủ nhận. Cầm hai đội bóng, người khác đã vất vả rồi, nữa là cầm bốn hay năm đội trong tổng số mười bốn đội dự giải. Từ năm 2009 – 2016, tám mùa giải đã qua, Hà Nội T&T vô địch ba lần (2010,2013, 2016) cộng voiwsw bốn lần về án quân (2011, 2012, 2014, 2015), SHB Đà Nẵng vô địch hai lần (2009,2012) cộng với một lần á quân (2013). Năm 2009, SHB Đà Nẵng lên ngôi vô địch, cầu thủ đội bóng này công kênh và tung hô ông Hiển lên để ăn mừng. FIFA, UEFA đều cấm chuyện một ông chủ có liên quan, hoặc có cổ phần ở hai đội bóng. Trước đây tỷ phú Nga Roman Abramovich, ông chỉ Chelsea, đã pahir rút ra khỏi đội bóng Nga CSKA Moscow.
Tại buổi tổng kết V-League 2011, ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch câu lạc bộ Hà Nội ACB đã nhảy lên cướp diễn đàn : “Tôi xin phép bỏ qua bản báo cáo của Bna Tổ chức giải. Xin nói tahwngr, bản báo cáo này không có nhiều tha y đổi so với mười năm trước. Các anh ban tổ chức nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp một, lớp hai sao mà vẫn tổng kết theo kiểu này. Cá nhân tôi thấy Ban tổ chức có vấn đề. Cố tình bao che, bưng bít cho sai phạm, không làm hết trách nhiệm. Bóng đá là khân khấu mà ở đó, anh diễn gì, cả bốn phía người ta đều biết hết. Người cần viết là những người có trách nhiệm lại tỏ ra không biết gì. Nói thực tôi dư sức mua năm hay mười câu lạc bộ ở V-League nhưng tôi không làm thế. Các anh có quyền rải tiền cho bóng đá nhưng phải quang tâm đến năng lực của cầu thủ, chất lượng của giải đấu chứ không thể nhắm mắt làm bừa”.
Năm 2012, ông Trần Quang Vinh dẫn dầu tổ công tác gồm thanh tra Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch và thanh tra VFF đã có mặt tại Đà Nẵng để xác minh xem ông Hiển có pahir là ông chủ đằng sua SHB Đà Nẵng hay không. Ông Trần Bá Thanh gọi điện nói với một quan chức VFF “Ông biết đội bóng đá Đà Nẵng của ai không, của nhân dân Đà Nẵng”.
Kết luận sau đó của ông Hiển chỉ sở hữu mỗi T&T Hà Nội.
Mùa bóng 2012 ấy, hai đội bóng Hà Nội và Đà Nẵng được cho là đã phối hợp với nhau “đẹp mắt” để “kẹp” Sài Gòn Xuân Thành, không cho đội bóng này lên ngôi vô địch. Trước vong đấu cuối, Hà Nội 46 điểm, Sài Gòn Xuân Thành 45 điểm, Đà Nẵng kém hơn về hiệu số bàn thắng bại. Vòng cuối hà Nội gặp Sài Gòn Xuân Thành ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là khách trên sân The Vissai Ninh Bình. Thắng là Hà Nội giành chức vô địch nhưng trận đấu đó họ chơi rất tích cự cầu thủ thc. Ccácó thực ực tấn công nhưng họ không tấn công. Vì lỡ Hà Nội thua thì Sài Gòn Xuân Thành của bầu Nguyễn Đức Thụy mới là nhà vô địch. Thế là cả cụm Hà Nội đá co cụm phòng thủ,các càu thủ thi nhau co cụm trên sân, trọng tài chính cũng ngán nhẩm khi ông liên lục yêu cầu các cầu thủ của HÀ Nội đứng lên thi đấu và thôi ăn vạ. Trận đấu kết thúc với tỷ số 0-0 khiến các cầu thủ Hà Nội thua ra mặt. Tịa Ninh Bình, Đà nẵng dế dàng chiến thắng 3-1. Kết thúc mùa giải, Đà Nẵng vô địch với 48 điểm, Hà Nội Á quân 47 điểm, Sài Gòn Xuân Thành 46 điểm. Ninh Bình của bầu Hoàng Mạnh Trường thua dễ dàng vào tay Đà Nẵng vì bầu Trường không muốn nhìn đàn em đồng hương của mình vô địch. Bầu Trường và bầu Thụy cùng quê Ninh Bình, cùng làm Xi măng, mà bầu Trường thì bước vào bóng đá trước bầu Thụy.
“Bóng đá V-League các năm tới đây khó vượt qua tay ông Hiển, đội nào phải hay hẳn mới thoát được vaong vây để vượt lên”, huấn luyên viên Lê Thụy Hải nói, “Nói thẳng là mấy đội đó mời mình về , mình cũng không về, vì thành công cũng chẳng có ý nghĩa gì, bóng đá là phải cạnh tranh thẳng thừng, là phải hơn thua về trí tuệ, phải có cay cú, đấy mới là con người, là thi đấu, là giải đấu”.
Khán giả Hà Nội có thích thú với việc T&T Hà Nội liên tục thống trị bóng đá Việt Nam? Trên sân nhà của họ, khi họ tiếp Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An thì sân đông vì cổ động viên đến cổ vũ cho đội khách. Còn khi họ tiếp các đội khác, sân vắng tanh, như trận gặp Khánh Hòa trên sân Mỹ Đình trước khi V – League tạm nghỉ, chỉ có chưa đầy 1000 cổ động viên. Có “chảo lửa thành Vinh giữa lòng Hà Nội” hay “chảo lửa Xứ Thanh giữa lòng Hà Nội” chứ không có “chảo lửa của người Hà Nội”. Sân bây giờ cũng mở toang cho vào tự do, thành tích bây giời cũng hàng đầu, lối chơi được huấn luyện viên Phan Thành Tùng trước đây gây dựng cũng có bản sắc, chuyền bóng ngắn, kiểm siats bóng, thế là chẳng người Hà Nội nào thích đội bóng mang tên thành phố. Mới đầu, đội bóng gồm các cầu thủ từ tứ xứ đến, sau đó, họ đã cố gắng “Hà Nội hóa”với nhiều cầu thủ sinh ra ở Hà Nội như Văn Quyết, Thành Lương, Quốc Long, Ngọc Duy, Duy Mạnh. Đội còn lại của Hà Nội cũng bị đẩy vào Thành phố Hồ Chí Minh thành Sài Gòn FC, bản thân họ cũng bị ngắt cụm “T&T” ra khỏi tên để chỉ còn mối hai chứ “Hà Nội”. Ông Hiển cũng rất cầu thị trong công việc tiếp cận và lôi kéo khán giả đến sân, họ hoạt động maketting rất tích cực và đặc biệt là xây dựng trang mạng xã hội với câu lạc bộ với cách làm nội dung không hề tệ. Người ta nới T&T Hà Nội có tất cẩ, trừ khán giả, đúng là nghịch lý.
Có một thời gian, phần lơn các cổ động viên T&T Hà Nội là được thuê.Một thành viên đội Cổ vũ Hà Nội cho biết trên báo Tuổi trẻ: “Mỗi xe đi cổ vũ vài vòng như vậy chúng tôi được trẻ bà, bốn triệu đồng, trừ tiền xe vài trăm ngàn đồng, còn lại anh em chia nhau. Do chỉ cần thuê với số lượng nên có hôm thuê học sinh, có hôm thuê các bà nội trợ, bác xe ôm. Có hôm ở khán đài B các em học sinh được thuê thay vì cổ vũ lại đùa nhau loạn trên kháng đài kiến lực lượng an nih phải nhắc nhở”. Các thành viên của hội cổ động viên T&T Hà Nội cho bu=iết giá cổ vũ một trận trung bình 100.000 đồng/ người, nếu thắng to Câu lạc bộ có thể thưởng lên 200.000 đồng/ người. Các thành ciên chủ chốt trung bình 300.000 – 500.000 đồng/ người. Các trận T&T Hà Nội thi đấu trên sân khách, câu lạc bộ lo ô tô, ăn, ở và tiền thù lao cho anh em cũng 100.000 – 200.000 đồng/ người. Theo thành viên này, chỉ cần tham gia, nhận tiền chứ hội cỏ động viên này không có quy chế hoạt động hay phổ biến quy định bao giờ.
Ông Tuấn “trâu vàng” – một trong những cổ động viên nhiệt tình của Hội cổ động viên Bóng đá Việt Nam – cho biết: “Sau khi thể công giải tán, tôi chuyển sang cổ vũ cho T&T hà Nội. Tuy nhiên đội ngũ cổ động viên của T&T không được thống nhất và không tập hợp được nhuwngc yêu cầu của Câu lạc bộ thực sự”. Nghệ sĩ kịch nói Đức Trung, một người yêu bóng đá cuồng nhiệt nhận xét “Bóng đá không còn tính trung thực, sự tồn tại mất đi, người hâm mộ không còn tin bóng đá. T&T Hà Nội không mang cái hồn, cái bản sắc của người Hà Nội. Ngày trước, Thể Công cũng đâu phải toàn con em Hà Nội, nhưng mọi người vẫn yêu đội bóng lính như đứa con trong nhà. Ông Hiển nắm mất đội, vẫn bóng đá của các đại gia, không phải bóng đá của công chúng. Tôi nghĩ rằng ông Hiển bỏ các đội bóng kia, tập trung xây dựng một đội Hà Nội có nhiều người thương yêu nhue Thể Công ngày trước mới là thành công lớn nhất trong cuộc đời làm bóng đá của mình’.
“Tất cả những vấn nạn của V-League đều do “thượng bất chính, hạ bất loạn”. Sự điều hành của VPF, VFF không quyếtn đoán, không đàng hoàng, không công minh khiến cho giải đấu đi xuống. Còn hiện tượng các cổ động viên Thanh Hóa, Nghệ An hay Hải Phòng đến sân vì họ yêu nhưng đâòng hương, đến các trận đấu là cái cớ gặp nhau để chia sẽ niềm vui, nỗi buồn, cũng như gặp gỡ những hoàng cảnh khó khăn”. Ông Phạm Tiến, Hội cổ động viên Thanh Hóa tâm sự, “Như trong trận đấu trên sân Đồng Nai mà Thanh Hóa thua tan nát 0-8 vòa mùa 2014. Trước trận đấu chúng tôi biết được trường hợp một em học sinh Thanh Hóa bị tai nạn giao thông, nên chúng tôi đã lên kế hoạch vận động và trong giờ nghỉ giữa hai hiệp đấu, dù chỉ có mười lăm phút, và dù đội đang bị dẫn 0-4, nhưng chúng tôi đã quyên góp được gần bốn mươi triệu đồng để giúp em sinh viên đó có kinh phí để lắp ráp tay và chân giả. Tôi nói lên tâm sự của mình mong các nhà điều hành bóng đá Việt Nam cần chung sức với huấn luyện viên, cầu thủ, các đội bóng, đội tuyển bằng tất cả tấm lòng, con tim với khát khao chia sẽ để cùng nhau phát triển, chứ đừng cùng nhau chờ đợi chia tiền cho các thành viên đội bóng, đừng đóng kịch đứng chờ các độ bóng có thành tích tốt khi thi đấu nước ngoài trở về, ra sân bay chụp hình, phát biều. Họ đang ăn theo, chớp cơ hội “đánh bóng tên tuổi” cùng hình ảnh của họ”.
Câu lạc bộ T&T Hà Nội có những cổ động viên như thế hay không?Ông Hiển đổ tiền vào bóng đá thì đáng hoan nghênh chứ. Có càng nhiều ông Hiển càng tốt. Nếu ông Hiển bỏ đội bóng của mình để tranh cử vào Chủ tịch VFF càng hay. Trách là trách VFF kém cỏi đến mức phải nương nhờ ông Hiển, không tạo ra hành lang để phát triển mới nhờ vào ông Hiển, không đảm bảo công bằng để cho cả làng bóng đá phỉa bức xúc, khán giả quay lưng. Mà giờ ông Hiển muốn bỏ bớt đội bóng chưa cahwcs đã được, lỡ cam kết với địa phương rồi, gỡ ra không phải là dễ.
Mở website chính thức của VPF, vào phần giới thiệu các đội bóng, buồn cười té ghế. Ví dụ, vào phần của Thanh Hóa, giới thiệu đoàn bóng đá Thể Công được thành lập vào ngày 23 – 9 – 1954, đội hình sơ khai gồm ai, rồi xây dựng trưởng thành trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước ra sao, giới thiệu các cầu thủ xuất sắc bao gồm Nguyễn Trọng Giáp, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Cao Cường, Nguyễn Hồng Sơn, Thạch Bảo Khanh. Rồi năm 2009, Thể Công bán đội bóng và suất V-League 2010 cho Thanh Hóa, giải thể Thể Công. Vậy là quá khứ của Thanh Hóa giờ là Thể Công khi trước, và tương lai của Thể Công khi trước là Thanh Hóa bây giờ. Cứ như chuyển Hồ Gươm về đặt tại thành phố Thanh Hóa. Chắc chắn 100% những người yêu Thể Công hào hoa không đồng ý với việc này. Cũng chắc chắn nhiều cổ động viên Thanh Hóa không đồng ý. Bóng đá Thanh Hóa một thời hào hùng với nhiều thế hệ cầu thủ lắm chứ: Đội công an Thanh Hóa thành lập 1947, đội Thanh niên Thanh Hóa thành lập 1962.
Phải là người theo sát bóng đá Việt Nam lắm mới nhớ các lần đổi phiên hiệu của các đội bóng. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đổi thành ngân hàng Đông Á, rồi bán sang thành Sơn Đồng Tâm Long An, rồi bán lần nữa thành The Vissai Ninh Bình. Quân khu 4 đang từ Nghệ An chuyển thành Navibank Sài Gòn, rồi bán cho Xuân Thành Sài Gòn. Bầu Thụy mới đầu mua đội bóng Hà Tĩnh, đổi tên thành Xuân Thành hà Tĩnh nhưng không lên được hạng nhất, bỏ luôn, quyết định mua đội Hòa Phát V&V cùng với xuất đá hạng nhất, rồi chuyển đội bóng vào Thành phố Hồ Chí Minh thành Xuân Thành Sài Gòn. Bóng đá cứ chạy như đèn cù theo các ông bầu nhiều tiền, không xác định được danh tính, bản sắc, dẫn đén hệ quả dễ hiểu là các cổ dộng viên quay lưng. Kết cục là dẫn đến chán nản, rồi giải tán. Hòa Phát bỏ bóng đá vì bức xúc với trọng tài, Hà Nội ACB bị giải thể khi ông Kiên vướng vào lao lý. Navibank Sài Gòn bán đội cho Xuân Thành Sài Gòn vì tài chính gặp khó khăn, bởi đứng sau ngân hàng này là gia đình họ Đặng của Tập doàn Tạo Tân lúc ấy thất thế.
Hai đội bóng xuất phát từ Ninh Bình là điển hình rõ nhất một cách làm bóng đá kiểu tùy hứng, thích thì chơi, chán thì bỏ. Ninh Bình trước cùng Nam Định, Hà Nam là một tỉnh Hà Nam Ninh. Trươc đây, tinh hoa con người đều tập trung ở Nam Đinh, cả đội bóng cũng vậy. Còn bóng đá Ninh Bình là con số 0. Tách tỉnh, Ninh Bình nằm trên trục quốc lộ, có nhiều danh thắng và mỏ đá kinh tế tăng vọt so với Nam Định nằm sát ra ngoài biển, các đại gia xuất hiện ở Ninh Bình ngày càng đông đảo. Hai trong số ba đại gia lớn nhất ở Ninh Bình là Hoàng Mạnh Trường và Nguyễn Đức Thụy lao vào “chơi” bóng đá. Giá cả, lương thưởng cầu thủ, cuộc chơi “tiền chọi tiền” được Hoàng Anh Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Dương, T&T Hà Nội thiết lập trước đó được nâng lên mức với sự xuất hiện của hai ông bầu người Ninh Bình.
Gạch nối giữa hai ông bầu này là “siêu cò” Trần Đức Đại, lần lượt đứng chứng danh Giám đốc điều hành hai đội bóng The Vissai Ninh Bình Và Xuân Thành Sài Gòn. Trong tay ông Đại lúc nào cũng có vài chục cầu thủ ngoại, đến cầu thủ ngoại của đội khá, ông này cũng điều khiển được. Nghĩa là khi đối thủ đến gặp Ninh Bình, ông Đại có thể gọi các cầu thủ ngoại trong đội đối thủ “mày đá vừa vừa thôi”. Cầu thủ ngoại nào của Ninh Bình tỏ ra chểnh mảng, làm eo, “cò” Đại xuống sân móc túi cho vaì trăm, một ngàn USD lại chơi hăng. Giải đoạn 2009 đến 2013, khi mỗi đội V-League được phép cho năm cầu thủ ngoại, vào sân cùng lúc ba người, lại có thêm cầu thủ ngoại nhập tịch (ví dụ Bình Dương mùa 2013 có bảy cầu thủ ngoại), là giai đoạn hoàng kim của “cò” Đại và nhiều “cò” khác. Các cầu thủ, huấn luyện viên, giám đốc điều hành cũng được ăn lộc theo.
Bà Mae Mua, người mối giới cầu thủ có bằng hoạt động của FIFA than vãn rằng khi đó ai cũng muốn làm “cò” huấn luyện viên, giám đốc đội bóng, quan chức liên đoàn, trọng tài, phiên dịch, phóng viên tới cả… bảo vệ đội bóng. Tiền hoa hồng, tức là tiền “lại quả” cho những người quyết định mua cầu thủ, trung bình là 50% giá trị của ngân sách, có lúc lên đến 80%. Bà Mae Mua nói, bà không thể cạnh tranh cho môi trường này, vì ai cũng đòi tiền hoa hồng khá cao. Họ mua cầu thủ có dâu với nhau, không chen chân vào được. Cúp bóng đá Bình Dương tổ chức hàng năm vào trước mùa bóng là một cơ hội tuyển quân, năm nào cũng có đội bóng Brazil đến, cầu thủ chất lượng, mức lương vừa phải, huấn luyện viên nào cũng đến xem và tấm tắc khen nhưng chả mấy ai lấy cầu thủ.
Phí môi giới muốn kê lên bao nhiêu cũng có, cả 100.000 USD cũng được. Hoặc phí lót tay bảo kê lên bao nhiêu cũng được. Ví dụ, “cò” dắt một cầu thủ Brazil đến cho thử việc, đội bóng ưng, bắt đầu thương lượng. Cầu thủ này cần phí “lót tay” là 20000 USD, lương tháng 5.000 USD. Giám đốc điều hành duyệt, thế là khoảng 200.000 USD của đội 50 – 50 cho “cò” và giám đốc, bản thân cầu thủ không có đồng nào vì anh ta đang thất nghiệp, chỉ cần công việc có lương tháng, “chuyện làm ăn của bọn tao, mày hó hé ra ngoài là mua vé cho mày về nước”. Hàng càng “lởm”, phần trăm hoa hồng cho giám đốc càng cao, nhưng đổi lại, đội bóng chẳng ra gì, mà ngân sách đội bóng cứ tăng hằng năm: bốn mươi tỷ, năm mươi tỷ, tám mươi tỷ, một trăm tỷ,…
Cũng phải nói về chuyện tiền “lót tay’. Thông thường, đội bóng A mua cầu thủ của đội bóng B thì đội A phải trả tiền cho đội bóng B. Còn khi một cầu thủ hết hợp đồng với đội B thì cầu thủ đó trở thành tự do, đội A muốn có cầu thủ, thay vì phải trả tiền cho đội B thì trả một khoản tiền trực tiếp cho cầu thủ đó, nếu không anh ta sẽ sang đội khác. Nghe từ “lót tay” có vẻ tiêu cực nhưng đấy là khoản cầu thủ xứng đáng được thưởng. Nhiều ông giám đốc lợi dụng việc này để kiếm thêm. “Giá thật của cháu là một tỷ đồng, chú kê lên thành một tỷ rưỡi cháu ký vào, cháu lấy một tỷ hai nhé”. Cầu thủ được thêm hai trăm triệu đồng nữa cũng thích, tội gì không lấy. Định giá cầu thủ thì vô chừng, không có mẫu số nào, cầu thủ kia mười tỷ lên truyền thông không chắc đã đúng. Có thể ngoài thực lĩnh của cầu thủ, còn có của lãnh đạo. Cũng có thể do một vài nhà báo giúp cầu thủ “thổi giá”.
Một nền bóng đá thiếu khán giả, thiếu nguồn thu và bị phá giá tàn bạo như thế. Năm 2015, bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai nói đội bóng chỉ chi mười lăm tỷ đồng cho mỗi mùa, các giám đốc các đội bóng khác kêu ầm lên rằng tuyên bố của bầu Đức khiến họ gặp khó khăn khi làm việc với lãnh đọa tỉnh và các nhà tài trợ. “Hoàng Anh Gia Lai làm chỉ mất mười lăm tỷ dồng, sao ông đòi gì nhiều thế”.
Bầu Trường không thực sự máu bóng đá, mà ham chơi, chưng tỏ mình có tiền. “Thỉnh thoảng, ông ta đến đội bóng dẫn các cầu thủ đi ăn nhậu đến mười một, mười hai giờ đêm, ông ấy nói để mấy thằng đi với tôi, mình làm công thì sao cãi được. Mà đội bóng như vậy thì không thể đá hay được”, huấn luyện viên Lê Thụy Hải nhớ lại thời gian dẫn dắt Ninh Bình năm 2010. Được nuông chiều, các cầu thủ sinh hư. Năm 2014 là mùa giải đầu tiên Ninh Bình giành quyền chơi ở đấu trường châu lục, cúp AFC. Ngày 21-4-2014, mười một cầu thủ Ninh Bình được triệu tập lấy lời khai đã thừa nhận có tham gia bán độ hoặc nhận tiền từ trận thắng Kelantan 3-2 trên sân khách. Vài cầu thủ sau đó nhận án tù hoặc cấm đá bóng vĩnh viễn. Ninh Bình bỏ giải V-League 2014 giữa chừng để chống tiêu cực với lời hứa miệng của ông Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đến bầu Trường rằng sẽ bảo lưu suất dự V – League vào mùa tới, sau khi đội bóng này được củng cố lại. Hứa miệng, có mực đen giấy trắng đâu. Mà được bảo lưu thì các đội bóng khác đâu có chịu. Thế là ông Trường nghỉ bóng đá. Sân bóng Ninh Bình có sức chứ 22.000 khán giả được xây với giá hơn trăm tỷ đồng này bỏ hoang cho cỏ mọc um tùm, để người ngoài tự do vaò đổ phế thải xây dựng, phơi trước mắt đám đông, trước lãnh đạo tỉnh và các quan chức bóng đá lãnh cảm.
Bầu Thụy chơi bóng đá còn “bạo liệt” hơn, riêng trong hai mùa giải hạng nhất 2011 và V-League 2012, Xuân Thành Sài Gòn đốt hơn 200 tỷ đồng. Cú sểnh chức vô địch 2012 khiến ông Thụy chán bóng đá, giao cho em trai mình chức Chủ tịch đội bóng đá mùa giải 2013, “cò” Đại làm giám đốc điều hành kiêm huấn luyện viên. Đội bóng chậm trả lương các kiều binh, kiện cáo lùm xùm, các cầu thủ quay lưng đá theo “kèo”. Đón trước ý ông chủ muốn thuộc cấp nghỉ chơi, các thuộc cấp phía dưới thấy đên lúc hết cách “làm ăn” ở đó, cố tình rã đám để sài lại bài, gả bán các cầu thủ đi nới khác.
Đỉnh điểm là trận thua Kiên Giang 1-3 vòng đấu 19, ngày 10-8-2013. “Trước trận đấu, có tin nhắn đến là Kiên Giang sẽ thắng và tổng số bàn thắng là bốn bàn. Vào trận, cứ mười phút trước khi Sài Gòn Xuân Thành nhận bàn thua là lại có tin nhắc báo đến số điện thoại các thành viên Ban tư vấn đạo đức rằng chuẩn bị có bàn thua”, nhà báo Phan Đăng lúc đó là thành viên Ban tư vấn đạo đức do VFF lập nên, nhớ lại. Đây là một kiểu thách thức “chứng cứ đấy, xử đi”. Và chắc chắn nó bắn ra từ đội bóng, làm như toàn bộ đội bóng đồng thuận rã đám. Ban kỷ luật VFF trừ Sài Gòn Xuân Thành bốn mươi điểm, bầu Thụy bỏ V-League trước khi kết thúc giải hai vòng và giải tán đội bóng luôn.
Sau vụ bầu Kiên “cướp diễn đàn” trong cuộc họp tổng kết V-League 2011, bầu Kiên và một số ông bầu úp mở chuyện bảy đội bóng sẽ rút khỏi V-League để hình thành giải đấu riêng với tên gọi Super League. VFF hốt hoảng vội tổ chức một hội nghị Chủ tịch các câu lạc bộ để nghe các ông chủ đội bóng đề xuất những cách thức tổ chức, nhân sự điều hành V-League. Nhưng các ông bầu ông muốn thay đổi nửa vời, họ muốn được dự phần vào công tác tổ chức và điều hành giải đấu. Không có các câu lạc bộ bóng đá thì làm sao các giải đấu bóng đá hình thành.
Một đề án thành lập Công ty cổ phần Tổ chức sự kiện bóng đá do bầu Kiên soạn thảo, đã được bảy câu lạc bộ ủng hộ và đại diện những đội bóng này cùng ký tên vào. Bản đề án này cũng được phân phát cho giới truyền thông, góp phần gây nên áp lực xã hội với VFF. Dù viện dẫn nhiều lý do để ngăn trở, song dưới áp lực của các ông bầu và giới truyền thông, nhất là trước tuyên bố Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ đề án của các ông bầu, VFF buộc phải nhượng nộ.
Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời vào cuối 2011 với cổ đông là VFF, các câu lạc bộ V-League và một số câu lạc bộ hạng nhất. Bầu Kiên chính là người mở ra ý niệm các câu lạc bộ bóng đá là đối tác chứ không phải là cấp dưới của VFF đầu tiên ở Việt Nam. Khi đã có đề án lập công ty cổ phần, phía VFF còn đòi chơi “kèo trên” khi đề xuất hình thức công ty là “trách nhiệm hữu hạn” chứ không phải là “cổ phần”, làm như các ông bầu bóng đá – vốn ăn cơm thương trường nhiều hơn ở nhà – là trẻ con. Mô hình công ty điều hành giải này giống ở nhiều nước, đặc biệt là Anh, nơi có English Premier League thành công nhất thế giới về mặt thương mại. Chỉ khác là VFF muốn dính đến V-League nhiều hơn khi đòi 35,4% cổ phần của VPF.
Tại Anh, hai mươi câu lạc bộ thi đấu Premier League là cổ đông công ty Premier League, toàn quyền về các hoạt động thương mại. Đội xuống hạng chuyển quyền cổ đông cho đội bóng lên hạng sau mỗi mùa bóng. Liên đoàn bóng đá Anh (FA)không có cổ phần nào trong công ty đó, họ kiếm tiền từ các hoạt động của các đội tuyển bóng đá Anh, khai thác thương mại sân Wembley. FA giữ vai trò là cổ đông đặc biệt, của công ty đó, có quyền phủ quyết quyết định của công ty nếu như quyết định này ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, cả nền tảng và giá trị xã hội chung.
Nói đến chuyện đòi chơi “gác kèo”của VFF thì phải nói đến chuyện cái bản quyền truyền hình của V-League họ ký với công ty AVG vào cuối năm 2010, có thời hạn đến hai mươi năm với giá trị sáu tỷ đồng một mùa bóng. Việc đầu tiên VPF mà quyết liệt nhất là bầu Kiên làm là đấu tranh giành lại quyền ký hợp đồng từ tay VFF. Ở các nước khác, khi ký hợp đồng bản quyền truyền hình, họ chỉ ký ba năm một, sau đó đàm phán lại gía cả. Một nhiệm kì VFF kéo dài có bốn năm mà họ ký hợp đồng có thời hạn bốn năm thì đúng là vừa tham vừa liều. Khoản 2 điều 53 Luật thể thao và điều 12 nghị định 112 quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng kí hợp đồng với AVG nói trên, VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các câu lạc bộ về việc ủy quyền cho VFF đại diện các câu lạc bộ đàm phán, ký kết hợp đồng bản quyền truyền hình. Sự việc đưa lên các Bộ Tư pháp, Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du Lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ và đến cả tay Thủ tướng chính phủ giải quyết. Cuối cùng VFF và AVG phải buông.
VFF nắm trong tay 35,4% cộng với số cổ phần của một ông bầu bốn, năm đội bóng xem như là đủ để quyết các vấn đề trong VPF rồi. Vậy là đa số đội bóng trở thành thiểu số. Mỗi năm VPF nộp cho VFF hơn 10 tỷ đồng để cho VFF duy trì bộ máy hoạt động. Cơ cấu giải thưởng cho V-League 2017: Đội vô địch 3 tỷ đồng, á quân 1,5 tỷ đồng, hạng 3 750 triệu đồng, các giải thưởng khác như phong VFF rồi, thẻ vàng =1 triệu đồng, thẻ đỏ trực tiếp =5 triệu đồng. Các đội bóng nói, họ bị phạt thẻ hai lần, từ VPF và từ VFF. Có năm bị trừ tiền ger quá, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch câu lạc bộ Hỉa Phòng nổi xung: “Các anh cứ lặng lẽ trừ mà không biên bản thế ngày thì biết đâu mà lần”. Sau này giám sát trận đấu đi làm việc mới có biên bản.
Cúp bóng đá “bèo” hơn nhiều, thắng vòng 1/16 được thưởng 10 triệu đồng, thắng 1/8 thưởng 20 triệu đồng, thắng tứ kết được 30 triệu đồng, rồi vô địch được 1 tỷ đồng, á quân được 500 triệu đồng, đồng hạng ba được 200 triệu đồng. Các câu lạc bộ nói, một phần do cơ cấu giải thưởng bất hợp lý như trên khiến họ không “máu” đá cúp. Một trận thắng mà được có 10 triệu đồng, chia cho 30 con người, mỗi người được 300.000 đồng, cầu thủ lấy đâu động lực để đá. Họ góp ý lấy bớt tiền thưởng cho đội vô địch, á quân để chia vào các vòng đấu trước thì tốt hơn. Góp ý ba, bốn năm nay vẫn thế.
Còn tự các đội kiếm tiền? Mỗi trận đấu một, hai ngàn khán giả, thu được là bao, truyền hình mỗi trận được 15 triệu đồng, chia 7 – 3 với VPF chả còn là bao. Những mùa giải khi Bình Dương toàn các cầu thủ ngoại và tuyển quốc gia, họ mở cửa sân cho khán giả vào tự do với lý luận quảng cáo trên sân phải có nhiều người nhìn mới thu được tiền, thực tế mỗi bảng đặt cả năm chỉ được 50 – 100 triệu đồng. Tài trợ lấy được thì cũng toàn dạng nhờ cậy thế lãnh đạo địa phương gõ đầu các doanh nghiệp địa phương, chứ mấy đội lấy được tài trợ thương mại thực sự như Hoàng Anh Gia Lai. Không thể lấy bóng đá nuôi bóng đá được – như đề án bóng đá Chuyên nghiệp mà ông Phạm Ngọc Viễn khởi thảo năm 2000 – đặt chỉ tiêu đến năm 2010, có khoảng 70% đội bóng tự cân đối thu chi.
VPF từ khi một người quyết liệt như bầu Kiên rơi vào vòng lao lý giống như là cánh tay nối dài của VFF, thực chất là VFF làm, VPF không có sự tự chủ. Mấy năm nay, họ liên tục tổ chức đoàn đi tham quan học hỏi mô hình tổ chức giải ở Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản rồi Hàn Quốc nhưng rồi càng làm càng tệ. Có nơi nào một bầu có tới vài ba đội bóng trong cùng một giải đấu? Có nơi nào mà kết cấu bóng đá lại như hình tháp ngược V-League có 14 đội còn hạng nhất có 7 đội? Có nơi nào các đội bóng được thăng hạng lại từ chối thăng hạng?
Chỉ có bóng đá Việt Nam.