Tiger cup 2000, đội tuyển Việt Nam thua muối mặt 0-3 trước Malaysia ở trận tranh hạng ba, ông Hà Quang Dự – Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao hạ lệnh cho các quan chức VFF đóng cửa bảy ngày để tìm ra nguyên nhân sa sút. Ngày nào các ông Ủy viên VFF cũng đến ngồi họp hết giờ rồi về. Cuối cùng nguyên nhân là gì? Đổ lỗi cho huấn luyện viên ngoại là xong.
SEA Games 2011 tổ chức tại Indonesia, U-23 Việt Nam thua U-23 Myanmar 1-4 trong trận tranh huy chương đồng, huấn luyện viên người Đức Falko Goetz về nước mà không buồn quay lại thanh lý hợp đồng, sao đổ lỗi được cho huấn luyện viên ngoại được nữa. Nhưng dư luận cứ ầm lên đòi phải có người nào đó chịu trách nhiệm, cụ thể là ông Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ và ông Tổng Thư Ký VFF kiêm trưởng Đoàn Bóng đá Nam dự SEA Games Trần Quốc Tuấn. Ông Tuấn biết đơn từ chức, lại một trò sắp đặt nữa xảy ra (như việc ông Nguyễn Minh Ngọc xin từ chức Trưởng giải V-League sau này), Ban Chấp hành VFF biểu quyết 100% giữ ông Tuấn ở lại. Thay vào đó, họ biểu quyết sa thải ông Goetz đang ở xa.
Ông hỷ còn nói: “Tổng Thư Ký Trần Quốc Tuấn là người của Tổng cục Thể dục Thể thao biệt phái sang VFF. Chúng tôi chưa nhận được văn bản nào từ Tổng cục về việc rút anh Tuấn trở lại đơn vị”. Ôi buồn cười cái ông ông Hỷ này thật. VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, anh vào làm ở đó có biên chế gì đâu, không làm được thì anh ra, về đơn vị anh có biên chế mà công tác lại, sao phải đợi Tổng cục rút về? Mà câu nói của ông Hỷ cũng thể hiện một điều: VFF tiếng là tổ chức xã hội hóa nhưng không bao giờ hoạt động theo đầu đủ ý nghĩa của nó.
Bức xúc với “màn kịch” kiểu VFF, ông Trần Song Hải, phó chủ tịch Hội Cổ động viên Bóng đá Việt nam, đóng 19 chai rượu vang, lột bỏ mác rồi gắn lên thành chai mấy chữ: “Hội Cổ động viên Việt Nam gửi tặng các thành viên VFF RƯỢU TỰ TRỌNG”. Nhằm đúng ngày VFF họp ban chấp hành, 19 chai “rượu tự trọng” được gửi đến. Chẳng ai dám uống rượu được gửi trả lại.
“Nhiều vụ việc nằm trong tầm quản lý của họ nhưng người ta vẫn cứ chối phăng và đổ trách nhiệm cho người khác, không ít vị ở cấp cao và cả cấp dưới của VFF đều thiếu dũng khí trước những kết quả tê hại của bóng đá nước nhà…”
Tất cả đều trút lên đầu huấn luyện viên trưởng – vị trí rất quan trọng nhưng khi cần thì người ta sẵn sang biến thành tốt thí”, ông Hải nói. Nhưng sự kiện “rượu tự trọng” cũng gia tăng sức ép lên Tổng cục, họ đành phải rút ông Tuấn ra khỏi VFF.
SEA Games 2005, nếu đội U-23 Việt Nam “vinh quy bái bổ” với chiếc huy chương vàng thì sự kiện “bán độ ở Bacolod” cũng đã chìm xuồng. Bán kết lượt về AF Cup 2014, đội tuyển Việt Nam Malaysia 2-4 trên sân Mỹ Đình, ngay lập tức ông Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tuyên bố trận đấu “có mùi”, đặc biệt là khâu phòng thủ, đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc xác minh nghi vấn bán độ. Ở cương vị chủ tịch một tổ chức mà phát ngôn như vậy là quá vội vàng, hồ đồ. Cơ quan sau khi xác minh khẳng định nghi vấn đó không có căn cứ, ông DŨng cũng chẳng xin lỗi các cầu thủ hay có động thái an ủi họ đang bị tổn thương bởi thất bại. Lý ra, VFF của ông phải kiểm điểm chuyện đặt vé máy bay kỳ cục của họ: sau trận bán kế lượt đi nên bay thẳng từ Kuala Lumpur về Hà Nọi Chuẩn bị trận lượt về, đằng này họ cho bay vòng qua Thành phố Hồ Chí Minh phá sức các cầu thủ!
Năm 2014, U-19 Hoàng Anh Gia Lai trình làng những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường chơi khá tốt ở một vài giải giao hữu, lấy được tình cảm của người hâm mộ, ông Dũng đã bốc lên rằng thì “Lớp U-19 là thằng út ngoan ngoãn, học giỏi và được tuyển thẳng vào Đại học Harvard”, rồi thì “Giấc mơ World Cup ư? Tại sao lại không đặt rat ham vọng to lỡn hơn? Không thành công ở vòng loại Word Cup 2018 thì sẽ thành công ở vòng loại Word Cup 2022 tại Qatar. Khát vọng giành vé vòng chung kết Word Cup 2022 không trao cho lớp này thì trao cho ai?!” và rồi đề xuất gạt hết các đội Olympic và đội tuyển quốc gia để lấy các cầu thủ U-19 trên dự SEA GAMES và đá vòng loại Word Cup.
Rồi sau đó thì lứa U-19 này vào đội hình Hoàng Anh Gia Lại đá V-League 2015 thì ai cũng thấy: Hoàng Anh Gia Lai suýt xuống hạng màu bóng đó. “Đội U” đá với những đội cùng tuổi thì được, đá với lứa trên rất khó, hơn nhau một, hai tuổi trong bóng đá đã khác khác lắm rồi, Sự bốc đồng của ông Dũng rõ có hại cho lứa U-19 Hoàng Anh Gia Lai, vào V-League các anh lớn đá “cho mày chết”. Lứa này chưa bị “chột” là còn may. Thế mới thấy, làm việc với mấy người thiếu chuyên môn và thiếu khiêm tốn khó thật.
Năm 2013, chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú có dự một buổi tổng kết rút kinh nghiệm cách làm bóng đá ở Nhật Bản về kể: Người Nhật nói rằng khi nào họ đào tạo được trung phong cao trên 1,9 mét đẳng cấp thế giới, họ mới phấn đấu lọt vào tốp tám thế giới. Nhật Bản làm bóng đá chuyên nghiệp nghiêm túc từ ba mươi năm qua, đang là “ông kẹ” ở châu Á, trình độ chẳng thua kém các nền bóng đá hàng đầu quá xa, nhiều cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu, thế mà họ khiêm tốn như vậy.
Hành động của ông Dũng cho thấy các quan VFF luôn coi đội tuyển quốc gia là “lá bùa hộ mệnh” cho chiếc ghế của họ. khi đổi tuyển thắng, họ đua nhau ra ăn theo chụp hình phát biểu, tranh thủ đánh bóng hình ảnh. Khi đội tuyển thua, họ loanh quanh đổ lỗi cho cầu thủ và huấn luyện viên. Việt Nam hơn hai mươi lăm năm hội nhập với bóng đá khu vực, chỉ duy nhất một lần lên ngôi cao nhất tại AF Cup 2008, vào nhiệm kỳ đầu cảu Chủ tịch VFF – ông Hỷ. Ông Chủ tịch xuất thân từ dân bóng rổ này chẳng làm được gì ra hồn cho bóng đá Việt Nam, nhưng tự nhiên được làm chủ ticjk VFF nhiệm kỳ lần thứ hai nhờ “hưởng sái” từ chiến thắng đó.
Đội tuyển quốc gia Việt nam lần đầu có huấn luyện viên ngoại vào năm 1995. Ông Edson Tavares có bốn mươi lăm ngày cần quân thôi nhưng đã khiến các cầu thủ đá như trong đội có mười hai người. Người kế nhiệm là huấn luận viên người Đức Larl Heinz Weigang dẫn dắt đội tuyển lại vào trận chung chết SEA GAMES 1995, một thành tích mang tính bước ngoặt đối với bóng đá VIệt Nam kể từ khi trở lại hội nhập với khu vực từ năm 1991. Tiếp đó là các ông Colin Murphy, Alfred Riedl (ba lần), Đio, Henrique Calisto (hai lần, Tavares (trở lại lần hai), Falko Goetz, Toshiya Miura. Xen vào giữa đó là bản hợp đồng lỗi Christian Letard. Họ điều có những thành công nhất định và điểm chung họ phải chịu là lối đối xử kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” cùng với tư duy làm bóng đá thiếu định hướng, thiếu kiên nhẫn của VFF.
Trợ lý cho ông Weigang thời kỳ đầu là các ông Trần Duy Long và Dương Vũ Lâm. Sau này, ông Weigang cho rằng hai người này là “tay trong” của VFF cử đến theo dõi ông. Tất cả những việc làm của ông Weugang trong đội tuyển đều được hai ông này báo lên VFF. Nhưng chính ông Weigang tinh quái cũng có người thân thiết trong VFF. Các bản báo cáo của ông Long và ông Lâm Weigang. Trong một lần tranh luận, người trợ lý ở đội tuyển đã chỉ mặt ông Weigang: “Ông chỉ là người làm thuê”.
Đúng, ông Weigang chỉ là người làm thuê, nhưng không có nghĩa cộng sự của ông là ông chủ. Mơi quan hệ giữa một bên chuyên nghiệp với một bên nghiệp dư luôn căng thẳng như vậy. Trong một cuộc họp kín VFF, họ bỏ phiếu sẽ đuổi ông Weigang. Chuyện này cũng đến tai ông Weigang và ông tìm đường khác. Sau trận cuối ở giải Dunhill Cup vào đầu năm 1997, ông Weigang về phòng các trợ lý Dương Ngọc Hùng và Vũ Tiến Thành hút thuốc và uống rượu, nói: “Tôi khoomg làm ở Việt Nam nữa”. vài ngày trước đó, ông đã tiếp xúc với câu lạc bộ Perak ở Malaysia, và rời đội tuyển Việt Nam không một câu tạm biệt.
Đến năm 1997, ông Colin Murphy sang giúp đội tuyển giành chiếc huy chương đồng SEA Games. Kết quả này cũng hợp lý thôi vì đội tuyển gặp một đội thái lan quá hay ở trận bán kết. Ông Murphy rất chăm đến sân xem các trận Giải Vô địch Quốc gia, ghi chép kỹ, cầu thị với tư vấn từ các đồng nghiệp, chứng tỏ khả năng chọn cầu thủ rất tốt. Nhưng trong VFF lại xầm xì rằng các bài tập và cách thức sử dụng chiến thuật không phù hợp với người Việt Nam. Chỉ đến khi người trợ lý của ông Murphy nói với ông điều này thì ông mới biết: “thế à, sao họ không góp ý thẳng thắn với tôi về những chuyện họ không hài lòng?”. Chán nản với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và cảm thấy không được tôn trọng từ VFF, ông Murphy ra đi.
Tính về thời gian thì với ba lần dẫn dắt đội tuyển, ông Alfred Riedl là huấn luyện viên ngoại làm việc lâu nhất ở Việt Nam. Người ta nói ông Riedl là “chuyên gia về nhì” ở các giải AFF Cup, SEA Games nhưng ông kiến tạp được những chiến thắng để đời, ví dụ như năm 2003, U23 Việt Nam thắng đội tuyển quốc gia Hàn Quốc 1-0 tại vòng loại giải vô địch Châu Á 2004 (Asian Cup); hay tại vòng chung kết Asian Cup 2007, ông đưa đội tuyển vượt qua vòng bảng có Nhật Bản, UAE, Qatar và chỉ dừng bước trước Iraq ở trận tứ kế – đội sau đó lên ngôi vô địch giải.
Người ta nói ông Riedl bảo thủ nhưng thực ra ông là người cầu thị. Lần đầu sang làm việc năm 1998, ông áp dụng hệ thống phòng ngự tuyến nghiêng bốn người. Nhưng khi đó, tất cả các câu lạc bộ ở Việt Nam sử dụng hệ thống năm hậu vệ, gồm hai hậu vệ biên, hai tring vệ dập và một trung vệ thòng. Ông nói với các trợ lý: “Bắt các cầu thủ làm những việc họ không quen, không thích là một việc ngu xuẩn, thôi chuyển về dùng lại hệ thống năm hậu vệ”. Đến thế hệ cầu thủ mới từ năm 2003 trở đi, ông Riedl mới áp dụng hệ thống bốn hậu vệ hiện đại.
Chính nhờ bàn tay của ông Riedl, những cầu thủ như Nguyễn Đức Thắng, Trương Việt Hoàng, Triệu Quang Hà mới đá hay như vậy. các huấn luyện viên khác không thích việt hoàng vì cho rằng anh chỉ chơi “tròn vai” nhưng ông Riedl nhìn thấy anh có những tiềm năng khác như kiến tạo không kém đàn anh Nguyễn Hồng Sơn và sút xa rất tốt. Năm 2003, ai cũng chê trách ông Riedl lấy cầu thủ Nguyễn Hữu Thắng (Thắng “Thòn”) “chân gỗ” vào đội U-23 nhưng chính cầu thủ này là người không thể thiếu trong đội bóng, chơi hay nhất ở giải SEA Games trên sân nhà.
Tiger Cup 2000, đội tuyển có thành tích không tốt, nhiều người nói ông Riedl chỉ đến thế, không có bài vở và năng lực gì hơn, thực tế là do rạ nứt trong nội bộ đội tuyển, giữa nhóm cầu thủ Thể Công với các cầu thủ còn lại, Lê Huỳnh Đức chỉ thích vơi với Vũ Minh Hiếu, trong khi không thể không dùng Hồng Sơn được. Việc dùng làm việc với ông Reidl năm 2000 rất đáng tiếc, nó thể hiện sự kém cỏi trong cách nhìn người của VFF, sự thiếu mục tiêu định hướng dài hạn, nặng tư tưởng “ăn đong” từng mùa theo thành tích của đội tuyển chỉ căn cứ vào thành tích để dùng huấn luyện viên. Dẫn chứng cho việc này là về sau, VFF phải hai lần mời lại ông Riedl. Ông cũng được đội tuyển Lào mời làm việc hai lần, đội tuyển Indonesia mời ba lần.
Tiếc hơn là trong bối cảnh thay Riedl là Đio, một huấn luyện viên ít kinh nghiệm, tính khí bốc đồng, thay đổi ý kiến xoành xoạch. Ông Dido được giới thiệu qua ông Đoàn Thành Lâm, Chánh Văn phòng VFF, nhờ một mối quan hệ từ Hà Lan, nơi ông Dido lấy vợ ở đó. Cơ bản của việc đưa ông Dido về là chỉ bởi mức lương rẻ, có 5.000USD/ tháng. Chiến dịch SEA Games 2001 ông Dido cầm quân thất bại nặng nề, một phần là do một số cầu thủ bán độ. Chiến dịch vòng loại World Cup 2002, Việt Nam nằm chung bảng với Saudi Arabia, Banglades, Mông Cổ. Lẽ ra sáu trận lượt đi tổ chức ở Saudi Arabia gợi ý tổ chức cả mười hai trận ở nước họ, họ sẽ bao ăn ở đi lại cho ba mươi lăm thành viên đội tuyển. Ngày đó đúng là tiết kiệm!
Sau ông Dido, VFF đưa ra các tiêu chí chọn huấn luyện viên mới nhưng tìm không được. Ông Vũ Tiến Thành, trợ lý của ông Riedl, gợi ý đến ông Calisto đang làm việc cho câu lạc bọ gạch đồng tâm long an. Ông Nguyễn Sỹ Hiển đứng đầu Hội đồng Huấn luyện viên đồng ý liên hệ. Ông Calisto đồng ý làm part-time (bán thời gian) cho đội tuyển vì ông muốn thử thách mới. Ông Calisto cũng bị VFF đối xử như trò hề.
Tháng 8-2002, VFF ký hợp đồng hai tháng thử việc ông Calisto ở LG Cup. Đội bóng ông gọi lên toàn cầu thủ hạng nhất hoặc ít danh tiếng như Trần Trường Gian, Trịnh Xuân Thành, Huỳnh Hồng Sơn, Nguyễn Minh Phương, Phan Văn Tài Em, Nguyễn Văn Đàn. Nhiều người bàn: “Ông này có điên không mà lấy cầu thủ như thế?”, ông Calisto giải thích khoảng cách trình độ giữa V-League và hạng nhất lúc đó không có cách biệt, quan trọng là cứ đá “máu lửa” sẽ hay. Đúng là đội đá rất hay tại giải giao hữu LG Cup, vào trận chung kết. VFF lại ký hợp đồng hai tháng nữa với ông Calisto để dẫn dắt đội tuyển đá Tiger Cup 2002. Không ai ngờ đội tuyển giữa lúc chuyển giao thế hẹ lại chơi tốt, giành hạng ba khu vực. Ông bộ trưởng Nguyễn Danh Thái mời ông Calisto ra Hà Nội gặp, hứa ký hợp đồng lâu dài.
Đầu năm 2003, Câu lạc bộ Long An bật đèn xanh nhá ông Calisto làm việc full-time( toàn thời gian) cho đội tuyển. Đại diện VFF gồm các ông Nguyễn Sỹ Hiển, Phan Ngọc Viễn, Trần Văn Mui vào Long An thương thuyết với ông Calisto. Lương tháng khi trước VFF trả cho ông 9.000USSD/tháng, ông Calisto muốn 10.000USD, coi như một sự ghi hận thành tích của ông tại Tiger Cup. Nhưng cuối cùng ông Calisto nói tiền không quan trọng, các ông VFF chỉ cần trả thêm 1USD vào mức lương 9.000USD là được, coi như một sự ghi nhận mang tính tượng trưng.
Đàm phán xong xuôi tại Long An, phái đoàn trở về Hà Nội không được sự đồng thuận của các Ủy viên Ban chấp hành ngoài đó, họ nói nếu đưa cho ông Calisto thì đội tuyển sẽ thành đội bóng của Bầu Thắng, dấu ấn, ảnh hưởng cũng như sự chi phối của họ với đội tuyển không còn. Để che đậy việc này, VFF nói ra dư luận rằng do Calisto đòi lương cao nên họ không thuê, mà thực tế không phải, Bực mình ông Calisto tổ chức một cuộc gặp mặt các nhà báo để nói rỏ chuyện này.
VFF quay ra mời lại ông Riedl. Và để cho người dân biết họ cũng “minh bạch”, họ tổ chức cái gọi là vòng phỏng vấn với hai ứng viên Calisto và Riedl. Khi VFF soạn bản hợp đồng dự thảo gửi đến ông Calisto, ở mục ghi tên thì là “Henrique Calisto”, còn ở mục địa chỉ lại ghi nhầm thành địa chỉ của ông Riedl ở Áo. Chả biết VFF cẩu thả hay cố tình chọc giận ông Calisto. Nếu cẩu thả thì trình độ VFF quá yếu. Ông Calisto vẫn tôn trọng, ra Hà Nội phỏng vấn. Cuối cùng ông Riedl đậu vì ngay từ đầu, VFF muốn Riedl rồi. Một trò hề bôi nhọ ông Calisto, người đã mang về thành công cho đội tuyển.
Ông Riedl lúc đó nhận mức lương 15.000 USD/tháng. Ông Vũ Tiến Thành, từng phụ tá cho cả ông Riedl lẫn ông Calisto, quyết liệt bảo vệ ông Calisto trong vụ trên, trở thành cái gai trong mắt một số quan chức VFF. Ông Thành không được làm phụ tá cho ông Riedl nữa. Người phiên dịch cho ông Riedl là huấn luyện viên Hồ Thu, dùng tiếng pháp. Sau đó, ông Riedl phải can thiệp với VFF và ông Nguyễn Danh Thái cho ông Thành lên đội tuyển.
Ông Calisto và ông Riedl hơi khác biệt một chút. Ông Calisto có khả năng truyền lửa, sống tình cảm, giỏi về đấu pháp, được các cầu thủ yêu mến. Ông Riedl giỏi khi đi sâu vào từng chi tiết, ông làm cho cầu thủ vào sân là luôn nhớ mình phải làm gì, chuyên môn hóa các vị trí rất cao. Nhiều người cứ nhầm giữa sự ổn định với sự bảo thủ. Như ông Miura sử dụng một cầu thủ cho nhiều vị trí, hay sử dụng nhiều đội hình, không phải bóng đá hiện đại. Hiện đại là phải chuyên môn hóa các vị trí. Những người như ông Calisto hay Riedl có dùng mười năm cũng được.
Để chuẩn bị SEA Games 2003 trên sân nhà vào tháng 12, VFF chỉ ký hợp đồng sáu tháng với ông Riedl, nghĩa là ông bắt đầu làm việc vào tháng 6-2003. Ông Nguyễn Sỹ Hiển trả lời trực tuyến trên báo điện tử VNExpress lúc đó giải thích: “sau SEA Games, tháng 7-2004, đội tuyển quốc gia mới tiếp tục thi đấu ở Tiger Cup nên hiện giờ VFF chỉ ký hợp đồng sáu tháng với ông Riedl là hợp lý”. Đấy, lại thêm một lần “hợp lý” theo tư duy VFF. Sau chuyến đi tập huấn ở thái lan và Áo, lứa U-23 Việt Nam đá rất hay. Ngày 10-9, sau trận đấu vòng loại Olympic 2004 với Iraq tại Syria, một phái đoàn người Á- rập đến gặp ông Riedl tại khách sạn. Họ muốn ông dẫn dắt đội tuyển Palestine dài hạn.
Khi đội U-23 Việt Nam gây cơn “địa chấn” đánh bại đội tuyển Hàn Quốc (gồm các cầu thủ đã lọt vào bán kết World Cup 2002) tại Oman ngày 19-10-2003, VFF thấy ông Riedl hay quá, đề nghị thương thảo hợp đồng mời ông Riedl tiếp tục làm việc sau SEA Game2 2003, nhung ông Riedl đã hứa trước với người Palestine rồi. Chả thấy đâu như ở bóng đá Việt Nam, huyến luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia được đối đãi như người lao động phổ thông, lao động thời vụ.
Người thái tôn trọng ông Peter With lắm. Khi chia tay ông này nào năm 2003 sau năm năm làm việc, họ mở một cuộc tri ân lớn và mỗi khi có sự kiện của bóng đá Thái, họ đều mời ông đến dự. Còn huấn luyện viên nước ngoài của mình cứ đi là không có lời từ biệt. Ông Riedl từng nói: “Tôi làm việc ở Indonesia được trân trọng hơn”, SEA Games 2007 tại Thái Lan, U-23 Việt Nam thua U-23 Myanmar trên chấm thi sút luân lưu 11 mét đầy may rủi ở trân bán kết. Bộ đôi Chủ tịch và Tổng Thư ký Nguyễn Trọng Hỷ – Trần Quốc Tuấn có mặt tại đại bán doanh đội bóng thảo thư từ chức ép ông Readl ký, ông từ chối kts, họ sa thải ông. Lúc đó, báo chí trong nước lẫn cổ động viên có mặt ở Thái Lan hùa nha “đánh hội đồng” ông Riedl, xem ông như kẻ tội đồ đáng nguyền rủa, thậm chí lăng mạ tới nhân cách con người ông, cô hồ như có kẻ nào đó đang giật dây từ hậu trường. Một trận thua may rủi có gì đâu quá lớn. Trợ lý Mai Đức Chung lên thay ông Riedl cầm quân trận tranh huy chương đồng SEA Games 2007, U-23 Việt Nam thua mất mặt 0-5 trước Singapore vì các cầu thủ hoảng loạn tinh thần. Riedl bị sa thải sau trận thua trên chấm 11 mét hay đội bóng thua 0-5 trận cuối, ai “muối mặt” hơn ai?
VFF là tổ chức không biết sử dụng “chất xám”. Vụ ông Letard năm 2002 là một cú lừa ngoạn mục, ông Willfeld có kiến thức bóng đá tốt chuyên bị sai đi làm việc vặt. Ông giám đốc Kỹ thuật người Đức hiện giờ là Jurgen Gede chạy qua chạy lại giữa các đội tuyển trong khi lẽ ra phải dùng ông vào việt phát triển bóng đá tổng thể. Ông Calisto lần hai làm rất tốt, vô địch AF Cup 2008, đưa đội U-23 vào trận chung kết SEA Games 2009 (không may thua ở thế chơi trên chân Malaysia), cũng không được coi trọng. Khi họp báo thông báo từ chức đầu năm 2011, ông Calisto cười nhếch mép nói như quá hiểu về VFF rồi: “Chỉ cần mất hai tuần là họ tìm được huấn luyện viên mới”. Nếu lúc đó trân trọng ông Calisto thì sau này, VFF đâu phải “vật vả” với các ông Falko Goetz, Hoàng Văn Phúc, Phan Thanh Hùng, Toshiya Miura và Nguyễn Hữu Thắng.
Huyến luyện viên ngoại có cái uy của họ, rất khó can thiệp vào công tác chuyên môn của họ. Huấn luyện viên nội chuyên môn không phải kém nhưng hay bị các mối quan hệ chi phối. Danh sách gọi cầu thủ lên đội tuyển được lập, ông Hội đồng huấn luyện viên ngó một cái, ông tổng thư ký ngó, thường trực VFF ngó, lên tổng cục ký. Những câu: “Sao không gọi thằng này?”, “Ơ, thằng kia đá được đấy” nghe có vẻ vô tư nhưng có hàm ý hết. Thời ông thành làm phụ tá cho các huấn luyện viên ngoại, vẫn có phụ huynh cầu thủ đến tặng quà cáp, tạo quen biết với các ông Tam Lang, ông Vinh, ông Thành theo kiểu suy nghĩ của người mình là “muốn con hay phải yêu lấy thầy”. Nhưng để các trợ lý tác động vào huấn luyện viên ngoại thì quên đi. Huấn luyện viên nội chưa chắc chịu nổi sức ép dội từ trên xuống, họ còn phải giữ quan hệ, lỡ “Các anh” ghét thì chết.
Cầu thủ lên tuyển vẫn trả thù lao ngày công cho họ theo kiểu tổng cục, vài triệu một tháng. Nếu thấy giải “ngon”, thưởng tốt, cầu thủ “máu” đi. Thấy mấy giải “xương” như vòng loại World Cup, không có cửa, họ cáo bệnh. SEA Games 2003, bầu Đức móc tiền túi tài trợ thêm mỗi thành viên đội tuyển ba triệu đồng một tháng, đâu như hơn ba mươi thành viên, nghĩa là mỗi tháng một tram triệu đồng, trong vài tháng liền. Thời gian cầu thủ lên tuyến, câu lạc bộ vẫn phải trả lương. Chấn thương trên tuyển, trả về câu lạc bộ chữa.
Năm 2007, Câu lạc bộ Newcasrle ở Anh đã thắng kiện FA và FIFA về trường hợp tiền đạo Michael Owen bị chấn thương tại World Cup 2006, Newwcastle được bồi thường mười triệu bảng anh để trả lương và thanh toán chi phí chữa chạy cho Owen. Bây giờ, mỗi lần gọi các cầu thủ đi đá vòng loại hay vòng chung kết World Cup và Euro, các đội tuyển trên thế giới đều phải có nghĩa vụ chia lợi tức cho các câu lạc bộ sở hữu cầu thủ đó, giống như là thuê cầu thủ. Việt Nam mình làm gì có chuyện đó. Các câu lạc bộ đaoà tạo cầu thủ trẻ, nhưng nào có câu lạc bộ lấy được tiền hỗ trợ đào tạo từ VFF. Họ có bao giờ đối xử với các câu lạc bộ như đối tác đâu – như con cái, như thuộc cấp ấy chứ. Tiền FIFA cho để phát triển bóng đá trẻ đâu? Dồn hết vào trung tâm Đào tạo trẻ của VFF rồi. Cái trung tâm này để sau mới nói.
Vị trí trưởng đoàn Bóng đá Việt Nam đi dự các giải đấu là vị trí khá mơ hồ, “để làm công tác tư tưởng cho các cầu thủ”. Đội tuyển Đức có “Team Manager” là Oliver Bierhoff được xem như thuộc cấp của huấn luyện viên Joachim Loew, theo để trợ giúp đội bóng về ăn ở, đi lại, đi họp ban tổ chức, bắt thăm màu áo, chuẩn bị thủ tục thi đấu, truyền đạt ý của ban tổ chức về cho huấn luyện viên, vào trận đấu thì ngồi trên khán đài. Trưởng đoàn mình đi ra nước ngoài. Đến làm thủ tục hải quan, trợ lý ngôn ngũ cũng phải làm cho. Các giải đấu đều quy định rõ bao nhiêu người được ngồi ở hàng ghế chỉ đạo ở khu vực kỹ thuật ngay bên cạnh ngoài sân bóng. Trưởng đoàn tranh một chỗ, khiến nhiều khi các trợ lý như Dương Ngọc Hùng, Hồ Thu phải lên khán đài ngồi, hay Lê Thụy Hải ra phía sau khung thành đối thủ ngồi lẫn với phóng viên ảnh. Ông Riedl chưa từng cho Trưởng đoàn vào họp đọi, giữa giờ nghỉ, Trưởng đoàn có nói gì với cầu thủ, ông Riedl hỏi phụ tá ngay: “Ông ấy nói gì thế, báo ông ấy nói ít thôi, lúc này không cần phải nói đâu”. Nếu xảy ra sự cố, đố thấy mặt Trưởng đoàn, nhưng vinh quang thì Trưởng đoàn mạt nhiên được chia thưởng hạng A. Làm đến Phú Chủ Tịch VFF Phụ trách Chuyên môn thì cần gì phải đi làm Trưởng Đoàn, sao không đi giao tiếp chon gang với tầm lãnh đạo bóng đá các nước khác.
SEA Games 2013 trên đất Myanmar, ông Hỷ chủ tịch ký thành lập Ban Chỉ đạo các Đội tuyển bóng đá dự SEA Games gồm bảy thành viên là ông Hỷ, ba ông Phó chủ tịch VFF Lê Ngọc Chức. Bảy ông này cộng với ba Trưởng đoàn của bóng đá nam, bóng đá nữ, bóng đá futsal là Ngô Lê Bằng, Phan Anh Tú, Trần Anh Tú tất cả là mười người. Thêm cả Vụ Trưởng (không vụ) thuộc Tổng cục Thể dục Thể Thao là ông Trần Quốc Tuấn đã được Tổng cục phân công là trợ lý cho Trưởng Đoàn Thể thao Việt Nam sự SEA Games 27 Lân Quang Thành, chuyên trách các vấn đề liên quan đến bóng đá. Mười một người chỉ đạo bóng đá, bằng cả đội hình vào sân mới thấy bóng đá mình coi trọng chỉ đạo ghê. Không biết “lắm thầy” thế nào mà đội tuyển nam của huấn luyện viên hoằng văn phúc bị loại ngay ở vòng bảng sau hai trận thua Singapore và Malaysia, đó là lần đầu tiên đội không lọt được vào bán kết từ SEA Games 2001.
Chưa bao giờ Liên đoàn làm công tác mời các huấn luyện viên, chuyên gia bóng đá đến tổng kết chuyên môn sau các giải quốc tế, thiếu gì, thừa gì, khắc phục gì. Sau vụ SEA Games 2005 bê bối, ông Lê Thụy Hải trong ban Huấn luyện nói không mời hop hành, rút kinh nghiệm, bàn hướng xử lý. Tuyển chọn huấn luyện viên nước ngoài từ nhiều năm nay không xây dượng quy trình gì hết, hội đồng Huấn luyện viên không được tham gia ý kiến, chỉ có Ban Tổng thư ký và vài người như Chủ tịch tham gia.
Năm 2014, khi thiê ông Toshia Miura cho đội tuyển nam và năm 2015, thiê ông Norimatsu Takashi cho đội tuyển nữ, chỉ có ông Lê Hùng Dũng, Ông Trần Quốc Tuấn và ông lê Hoài Anh làm, không đưa ra bàn thảo với ai, đến ông Đoàn Nguyên Đức – Phó Chủ tịch Phụ trách Tài chính VFF không hề hay biết về việc đàm phán cũng như mức lương của các huấn luyện viên người Nhật Bản này ra sao. Đến khi sa thải các huấn luyện viên này, thì mấy ông lại đưa ra họp Ban Chấp hành VFF để lấy phiếu biểu quyết. Vài vị Ủy viên Ban Chấp hành bức xúc khi chọn, các anh không cho chúng tôi biết, Khi thải, các anh đưa chúng tôi ra biểu quyết làm gì nếu không phải là trốn tránh trách nhiệm các nhân, đẩy trách nhiệm về tập thể.
Ông Vũ Tiến Thành từng đi học nhiều khóa huấn luyện viên, giảng viên bóng đá, tiếp xúc nhiều nền bóng đá nói về kinh nghiệm tuyển huấn luyện viên ở nước ngoài. Đầu tiên xem ngân sách, xác định tiêu chí, nếu là huấn luyện viên danh tiếng thì không cần kiểm tra. Nếu huấn luyện viên chưa có nhiều danh tiếng, mình mời người ta rồi đưa họ đến các đội trẻ, mình quan sát người ta giao tiếp với các cầu thủ thế nào, thị phạm ra sao, đưa đi xem vài trận đấu, đưa băng ghi hình các trận đấu của đội tuyển cho huấn luyện viên xem, rồi mời huấn luyện viện làm bản thuyết trình phát triển đội tuyển, rồi phỏng vấn, đạt thì tuyển. Nếu những người đi tuyển huấn luyện viên là những người có chuyên môn, họ nhìn phong cách của huấn luyện viên họ biết ngay. Hỏi sao không hiến kế cho VFF, ông Thành nói: “Họ có hỏi ai bao giờ đâu, những ông không có chuyên môn bao giờ cũng nghĩ mình giỏi nhất”.
Vấn đề cầu thủ nhập tịch cho đội tuyển dùng dằng mãi không quyết. Về mặt pháp lý, nhập tịch rồi, thì họ là người Việt Nam. Hội nhập rồi, không nghỉ thoáng lên? Sợ các cầu thủ tràn ngập đội tuyển thì lấy một, hai cầu thủ chuyên môn và đạo đức tốt nhất, “Việt Nam hóa” nhất. Thời ông Calisto còn cầm quân, ông đã từng đưa Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đình Hoàng Max, Huỳnh Kesley vào đội tuyển. Thế rồi trong trận giao hữu giữa đội tuyển Việt Nam với đội Olympic Brazil trên sân Mỹ Đình năm 2008, Phan Văn Santos được xếp làm thủ môn chính, khi ra chào cờ trước khi trận đấu bắt đầu, Quốc cac Việt Nam thì Santos không biết hát, trong khi Quốc ca Brazil, anh lại hát rất to. Trên khán đài VIP, ông nào đó lệnh miệng: “Từ giờ đừng có gọi người nước ngoài”. Ông Hà Quang Dự bình luận: “Bình tĩnh lại thì thấy không nên quá cực đoan với chuyện này. Santos gốc Brazil thì nó hát quốc ca Brazil theo bản năng là bình thường. Người mình sinh sống ở nước ngoài vẫn treo cờ mình trước của nhà, có ai cấm đâu? Vấn đề khi cho họ nhập tịch, chúng ta có những điều khoản bắt buộc, trong đó họ phải biết hát Quốc ca Việt Nam”.
Trong nhà thì đấu nhau ghê lắm, ra ngoài thì đúng “khôn nhà, dại chợ”. Trận chung kết SEA Games 2003 trên sân Mỹ ĐÌnh, U-23 Việt Nam gặp Thái Lan, AFC phân công trọng tài là người Malaysia bắt trận này trong khi giám sát trận đấu là người Thái Lan. Ban tổ chức giải đấu là những người trong VFF không có phản ứng gì, trong sự ngạc nhiên của các trọng tại người Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ cũng tham gia giải. Kể cả thi đấu ở nước ngoài, Việt Nam hoàn toàn có thể khiếu nại để thay đổi trọng tài, nữa là giải đấu ngay trên sân nhà của mình. Malaysia vừa thua Việt Nam trong trận bán kết một cách cay đắng và trọng tài người Malaysia bắt trận chung kết như thể….trả thù. Ông ta từ chối pha thoát xuống hợp lệ của Đặng Thanh Phương và cho rằng anh việt vị nên không công nhận bàn thắng xứng đáng của Việt Nam, ông ta rút thẻ đỏ cho Quốc Vương trong khi hai pha bóng thô bạo vá đánh nguội của cầu thủ Phaitoon bên Thái Lan thì chỉ bị phạt một thẻ vàng. Quân ta thua đau trên sân nhà.
Chuyện này sau này cũng xảy ra vài lần, ví dụ VFF đồng thuận để tổ trọng tài Campuchia bắt trận chung kết giải U16 Đông Nam Á 2016 giữa Việt Nam và Úc khi Việt Nam vừa loại chủ nhà Campuchia ở bán kết. Hay trọng tài người Thái Lan đã thiên vị cho Indonesia trong trận chung kết với Việt Nam giải U19 năm 2013. Trước đó, Thái Lan vừa bị Việt Nam loại ở bán kết, biết AF phân công trọng tài người thái thổi, VFF không làm gì. Cay nhất là trận chung kết Giải nữ Đông Nam Á 2016 giữa Việt Nam với Thái Lan, Tổ trọng tài người Myanmar không công nhận cú sút luân lưu 11 mét thành công của cầu thủ nữ Việt Nam, bóng rõ ràng đã đi qua vạch vôi. Nếu cú sút này được công nhận, Việt Nam vô địch. Sau đó, mất tinh thần, Việt Nam thua Thái Lan ở các loạt sút 11 mét tiếp theo. Ở trận bán kết trước đó, các cô gái Việt nam đánh bại đội Myanmar. Lạ là cái ông Phó Chủ tịch Phụ trách Chuyên môn VFF Trần Quốc Tuấn làm nhiều chức ở AFC và AFF, luôn thấy tất bật đi nước ngoài họp, là Phó Chủ tịch AFF, Ủy viên các Ban Thi đấu, Ban Tài chính, Ban Bóng đá nữ AFF và ông Dương Vũ Lâm, Ủy viên Ban Trọng tài AFF chẳng ý kiến gì, Bóng đá Việt Nam cứ thế bị xử ép trong cái ao làng Đông Nam Á.
Nói chuyện “đối đáp người ngoài” thì phải nói chuyện “gà cùng một mẹ đá nhau” do ông Trần Hữu Nghĩa – Chủ tịch Hội Cổ động viên Bóng đá Việt Nam (VFS) kể. Tất cả các trận đấu quốc tế do VFF tổ chức, bất chấp nắng mưa, bất chấp tính chất có hấp dẫn hay không, VFS luôn đồng hành cùng các đội tuyển Việt Nam. Có trận khán đài trống vắng, VFF đã nhờ lực lượng VFS từ khán đài C hoặc D di chuyển vào khán đài B để khi quay lên truyền hình cho đẹp. VFS luôn chuẩn bị tốt khâu tiến hành mời cổ động viên đăng ký vé và chuẩn bị áo, khăn, cờ, khẩu hiệu nhằm tạo hình ảnh có hiệu ứng tốt trên khán đài. VFS cũng tổ chức ra sân bay đón các đội tuyển đi thi đấu từ nước ngoài về với tình cảm rất ấm áp.
Trước trận bán kết lượt đi AF Cup 2016 ở Indonesia, VFS đã chủ động lo mua vé cho trận lượt về trên sân Mỹ ĐÌnh, ông Nghĩa điện thoại cho tổng Thư ký VFF là ông Lê Hoài Anh đề nghị mua hết vé khán đài D8. “Anh biết bao nhiêu ghế không? 900 đấy” – “900 thì 900, mua hết luôn”. Sau khi thỏa thuận miệng – cách thỏa thuận như bao năm qua, VFS vẫn gửi công văn xin mua vé như các đơn vị khác và họ đặt sản xuất gấp đơn hàng 500 bộ áo và khăn cổ động. còn bốn ngày nữa là đến trận lượt về, số hội viên VFS đặt vé lên đến hơn 1.500 người, ông Nghĩa không thể liên lạc với ông Quốc Tuấn và ông Hoài Anh xin mua thêm vé. Trong khi đó, ông Phó Tổng thư ký VFF Nguyễn Minh Châu báo cho ông Nghĩa rằng khán đài D8 mà VFS đặt mua toàn bộ 900 vé thực chất khu vực này chỉ có 643 vé chứ không phải là 900 vé như ông Hoài Anh nói cho ông nghĩa biết. Gần 1.000 người không vé bức xúc, mắng nhiếc ông Nghĩa, 500 bộ khăn, áo đặt may gấp chuyển ra Hà Nội cũng không ai mua, ông Nghĩa một mình gồng gánh khoản nợ 66 triệu đồng đến tháng 6-2017 mới trả hết nhờ giúp đỡ từ một số bạn bè.
“Trên đời có bốn cái ngu, tôi sở hữu hết hai cái là lãnh nợ và cấm châu”, ông nghĩa than, “Nghĩa lại chuyện đó thấy buồn, vì FF có mặt ở mọi trận đấu các đội tuyển, mua vé bằng tiền của mình chứ không đi xin. Buồn hơn khi trận bán kết lượt về đã diễn ra được năm phút, nhưng các khán đài C và D chỉ lấp đầy phân nữa, vạy sao ông Châu không duyệt vé, sống chẳng có cái tình,…”. Trận bóng này, hội Cổ động viên Hải Phòng xin mua 300 vé nhưng VFF nói hết vé. Chỉ còn 6 cái, họ tố VFF tuồn vé ra chợ đen vì ra chợ đen hỏi mua mấy tram vé ngồi liền nhau cũng có. Ông Trần Song Hải, Phó Chủ tịch VFS nói:”Tôi cũng phải mua vé chợ đen để mời anh em bằng hữa đi xem,…”.
Từ khi hội nhập bóng đá, được “bà đỡ” Strata dắt mối, các đội tuyển bóng đá Việt Nam dùng trang phục Adidas trong giai đoạn 1996-2007. Sang năm 2008, đổi qua hãng Trung Quốc Li Ning. Nike ký hợp đồng năm năm, giai đoạn 2009-2013, trị giá một triệu USD/ Năm với 20% là tiền và 80% là trang phục và dụng cụ thi đấu. Cuối năm 2013, Nike kết thúc hợp đồng và phải mất mười tháng sau, VFF mới tìm được nhà tài trợ áo đấu là hãng Grand Sport từ Thái Lan với hợp đồng từ 2015 đến 2019.
Các đội tuyển Indonesia, Singapore, Malaysia vẫn dùng trang phục của hãng Nike, đội tuyển mình đi từ Adidas, Nike xuống hãng Thái Lan là một thất bại. Cũng đúng thôi, thương hiệu đội tuyển ngày càng đi xuống, trang phục thì bị làm giả làm nhái nhiều, đến Li Ning tới từ trung tâm hàng giả thế giới là Trung Quốc cũng phải xách dép chạy sau một năm. Tìm được Grand Sport cũng còn hơn là không. Giải U21 Quốc tế báo Thanh Niên 2015, đội U-21 Việt Nam còn dùng đồ Nike nhái, thủ môn thì mặc áo gắn logo Grand Sport còn các cầu thủ mặc áo có logo Nike.
Có người nói nếu dùng Grand Sport vậy thì dùng hàng Việt nam còn hơn. Khổ nỗi, nước mình vẫn gia công may mặc đều đều cho Nike, cho Adidas nhưng chẳng hãng thuần Việt nào tạo lập được thương hiệu trên thị trường. Hàng Thái từ giày dép, rổ rá, thức ăn gia súc còn tràn ngập Việt Nam, thêm tấm áo bóng đá của người Thái thì có gì phải ngượng. Song chuyện này cũng có lỗi của VFF khi họ không hợp tác với các đối tác trong việc hạn chế hàng nhái. Một lý do khác khiến Nike bỏ bóng đá Việt Nam là lẽ ra VFF nên bỏ một khoản tiền nhỏ mỗi năm để mua thêm trang phục của họ cung cấp cho các đọi bóng hoặc làm đồ biếu tặng thì VFF không làm. Để một trận bóng đẹp, đâu phải chỉ quần áo của đội tuyển đẹp là đủ, còn cả các nhân viên tham gia trận đấu đó nữa. Hình ảnh nhân viên y tế mặc bộ đồ trắng nhàu nhĩ và xỏ đôi dép tổ ong chạy vào sân trong trận giao hữu giữa U-20 Argentina với U-22 Việt Nam hồi tháng 5 qua trên sân Mỹ Đình không đẹp chút nào.
Đội U-20 Việt Nam lần đầu giành quyền đi dự U-20 World Cup được tung hô tít trên mây, rồi cũng được giám đốc Kỹ thuật, huấn luyện viên thể lực, bác sĩ – đều ngườ Đức – chăm chút, cho đi tập huấn ở Đức rõ ràng là mootjt thương hiệu khá tốt. Nhưng VFF bán thương hiệu này rẻ rung quá. Sẽ chẳng ai quên hình ảnh các cầu thủ rời sân tập với bộ đồ ướt sũng, mặt mũi bơ phờ vì mệt, tay xách giày ra dự buổi lễ trao quà và chụp ảnh với một nhà tài trợ sản phẩm sâm Hàn Quốc ngày 24-3-2017. Nhà tài trợ mượn đâu rái bàn sơn loang lổ bày ngay rìa sân cùng tấm băng rôn in sai tên “Hiệp hội bóng đá Việt Nam” để trao sản phẩm trong con mắt ngán ngẩm của huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn và những cái miệng mủm mỉm cười của người Đức. Tài trợ lớn nhỏ thế nào cũng được, cho một đồng cũng quý nhưng phải làm sao đàng hoàng cho ra thể diện của tổ chức quản lý bóng đá ở một quốc gia.
Thật là hết ý…kiến!