Connect with us

Bóng Đá Plus

Sách – Trần trụi bóng đá Việt – Chương 6

Giới quản lý bóng đá Việt Nam gần đây có những vị hay “ảo tưởng” về các đội bóng trẻ. Nào phát ngôn của ông Dũng: “Lớp U-19 là thằng út ngoan ngoãn, học giỏi và được tuyển thằng vào đại học Harvard”. Nào dàn đồng ca tán dương đội U-20 vừa dự Word Cup. Sau trận đầu tiên hòa 0-0 với New Zealand, các quan chức theo đoàn ở Hàn Quốc mở tiệc chiêu đãi giới truyền thông cứ như sắp vô địch đến nơi rồi. Thước đo chính của một nền bóng đá là giải vô địch quốc gia và đội tuyển quốc gia, chứ không phải U-23, U-22, U-20 hay các đội trẻ. Hy vọng vào đội trẻ là đúng, để từ đó tìm cách phát triển, chứ ảo tưởng quá là hỏng cầu thủ trẻ. Ảo tưởng về bóng đá trẻ mà dẫn đến việc cản trở sự phát triển của bóng đá nói chung thì càng không được.

Đội U-20 đi đá giải thế giới, V-League 2017 nghỉ hơn hai tháng, V-League mở lại được ba vòng, lại nghỉ tiếp hai tháng để chờ đội U-22 đá Sea Games. V-League có vỏn vẹn 26 vòng mà đá vất vưởng từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 11 mới song gây khó cho các câu lạc bộ về kế hoạch tài chính, nuôi quân ngồi không tập chay, gây khó cho các huấn luyện viên về kế hoạch huấn luyện. Mỗi năm lịch đấu lại khác nhau, khi kết thúc tháng 8, khi tháng 9, khi tháng 11.Nền bóng đá châu âu họ tiến bộ là vì sao, hệ thống giải đấu cố định,38 vòng đá từ cuối tháng 8 năm này tới đầu tháng 5 năm năm sau là hết, trong vòng 9 tháng, có xê dịch cũng chỉ có một hai tuần. Các đội trẻ đá cứ đá, hệ thống giải quốc gia vẫn diễn ra. Đội tuyển thi đấu quốc tế, tập trung vài ngày, cầu thủ bay về rồi bay đi. “Muốn bóng đá tốt, mỗi năm cầu thủ phải đá 60 trận. Đằng này, đá một trận nghỉ một tháng. Lịch như vậy huấn luyện thế nào. Người ta vào đầu mùa nhồi thể lực cho cầu thủ đủ dùng cả mùa, mình vừa thi đấu vừa nhồi”, chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế bức xúc.

Ông Lê Thụy Hải nhận xét các cầu thủ U-20 khôn ngoan ,nhanh nhẹn , xoay xở được nhưng kỹ thuật cơ bản không được. Ông Hải nói bây giờ các đội tuyển không cần huấn luyện viên ngoại, không phải vì trình độ các huấn luyện viên trong nước đã tốt hơn, mà là vì cầu thủ không theo được huấn luyện viên ngoại, giống như ông giáo sư đi dạy học sinh cấp hai. Ngày trước, thuê huấn luyện viên ngoại được, vì chất lượng cầu thủ tốt hơn. Có nghĩa là có rất nhiều lò đào tạo, nhưng đầu ra kém hơn, nhân tài không nhiều như trước, tìm được cầu thủ như Hồng Sơn, Văn Quyết càng vô vọng.

Với lứa cầu thủ trẻ của Hoàng Anh Gia Lai, ông Hải nhận xét về kỹ thuật, đây là lứa tuyệt vời, còn hay hơn cả lứa trẻ thể công huyền thoại bắt đầu tập hợp vào năm 1965. Nhưng về cơ bản, triết lý ban đầu của học viện Hoàng Anh Gia Lai-Asenal-JMG là đào tạo cầu thủ để bán, chứ không đào tạo cầu thủ để hình thành nên một đội bóng. Đào tạo để bán nên các cầu thủ tập giống nhau, kỹ thuật giống nhau qua người tốt, phối hợp nhóm tốt, nhưng kỹ năng phòng thủ không cao, có thủ môn, hậu vệ, trung phong tốt đâu. Đến sau này Hoàng Anh Gia Lai cho lứa này vào thi đấu , mới bắt đầu hình thành các vị trí. Nếu đào tạo để hình thành lên đội bóng thì đã chuyên môn hóa vị trí ngay từ sớm, như đội Thể Công 1965. Mỗi cầu thủ chỉ đá hay nhất ở một vị trí thôi, lắp vào chỗ khác đá cũng được nhưng chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ.Năm 2015, Hoàng Anh Gia Lai cho lứa này thử lửa V-League, khi đó ông Hải làm cho Bình Dương được hỏi là, nếu cho Bình Dương lấy cầu thủ trẻ Hoàng Anh Gia Lai, ông chọn ai.Ông Hải trả lời không lấy được ai, lứa trẻ Hoàng Anh Gia Lai chưa đủ già dặn để đá V-League, độn vài vị trí cho tiến bộ dần thì được, U-19 chỉ đá với U-19 thôi, U-19 đá với U-23 khác ngay.Người hâm mộ chỉ trích nhận xét của ông Hải là quá đà, chỉ vì họ mê lứa trẻ này quá.

Ông Guillaume Gretchen huấn luyên trẻ giỏi, nhưng đưa lứa trẻ này cho huấn luyện viên người Việt hiện tại của Hoàng Anh Gia Lai huấn luyện có thể hỏng. Công Phượng kỹ thuật qua người tốt, bật vọt nhanh xoay xở tốt nhưng không ai chỉ cho cậu ta nên đi bóng vào chỗ sáng, thay vì cứ đâm vào chỗ tối. Đồng ý tài năng đặc biệt phải có cách đối đãi đặc biệt, nó sống có góc cạnh thì nó mới tài năng, không thể mài tròn nó như người khác. Lionel Messi chẳng hạn, có huấn luyện viên nào ngăn anh ta cầm bóng, đi bóng, sút bóng đâu, nhưng các huấn luyện viên đã dạy Messi từ nhỏ là chơi thế nào cho “sáng nước”. Bóng đá phải có tích lũy từng ngày. Anh rất hay nhưng anh không có sức thì cũng vứt. Mỗi độ tuổi cầu thủ, có một lối đá phù hợp, ví dụ Cristiano Ronaldo ngày trước chuyên cầm bóng dốc biên rất hay, nhưng bây giờ có tuổi, chỉ tập trung đá trong vòng cấm và phát huy rất tốt. Huấn luyện viên phải biết xây dựng cho cầu thủ, phải dạy cho cầu thủ cách nhận thức bản thân, trong đời mỗi người, đều có những giới hạn nhất định.

Ông Huế nhận xét, huấn luyện viên có hai loại. Một loại quyền biến, rắn mặt, cầu thủ chưa chửi mình, mình đã chửi nó cho nó sợ , như ông Lê Thụy Hải. Loại thứ hai là làm việc khoa học, có luận cứ khoa học để cầu thủ nghe và theo mình. Loại thứ hai này ở Việt Nam hầu như không có, một phần là do chính các huấn luyện viên không đào sâu, một phần cũng do nền tảng văn hóa của cầu thủ và của nền bóng đá này hơi thấp. Ở Việt Nam, năm nào cũng có lớp dạy bằng C, bằng B, bằng A cho các huấn luyện viên. Đăng kí học bằng C hằng năm cả trăm người, phần không nhỏ trong số đó học lấy bằng để lên lương, lên bậc, để được cơ cấu.

Học bằng C mất 13 ngày, bằng B mất 20 ngày, bằng A mất 27 ngày. Ngần ấy thời gian thì học cái gì? Một số kỹ thuật, chiến thuât, cách thức tổ chức đội bóng thôi. Gíao án chỉ cho một huấn luyện viên đội trẻ cách dạy cầu thủ trẻ cú sút mu mạnh thì chạy đà, đặt trụ, tiếp xúc bóng như thế nào.Nhưng nếu anh không biết những nhóm cơ chân nào cần phát triển để có cú sút mu mạnh thì cũng vứt. Anh phải biết “cơ trắng”, “cơ đỏ” ra sao, tuổi nào thì cầm phát triển cơ nào. Cầu thủ trẻ cần phát triển cơ nhanh mà anh cứ nhồi bài tập phát triển cơ bền thì hỏng bét, sau này nó thành người chạy marathon chứ không phải cầu thủ. Đứa nào có sức nhanh bẩm sinh tốt thì nâng tối đa lên. Nhiều huấn luyện viên ( chẳng rõ có phải do giới truyền thông truyền đạt sai hay không) cứ hồn nhiên nói đến “ khối lượng vận động” trong khi phải là “ lượng vận động” bao gồm khối lượng và cường độ.

“Chúng ta ít nói về lý luận. Các huấn luyện viên chăm chăm đi học lấy cái bằng rồi làm theo thói quen, ít chịu nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ”, ông Huế nói, “Bằng A, B, C chỉ dạy thói quen hành nghề không đào sâu vào các vấn đề gốc rễ như sinh hóa, sinh lí, sinh cơ, cơ chế thần kinh, giải phẫu tâm lí phản ứng phản xạ tín hiệu phản hồi…” ông Nguyễn Ngọc Cừ hiệu trưởng trường thể thao Từ Sơn trong một lần đứng lớp nói, các anh chị định nghĩa về thể dục thể thao mờ tịt hết, thể thao là một trò chơi khoa học, vì thế phải tư duy khoa học, và hạn chế tư duy con khỉ, nghĩa là bắt chước làm động tác. “Bóng đá minh là tư duy con khỉ” , ông Huế nhận xét, “Có những người đi làm bóng đá lâu năm, tôi hỏi phản ứng phản xạ tín hiệu phản hồi là gì không biết, ngưỡng kích thích, độ giản nở oxy, cơ chế giải phóng axit lactic không biết, thế làm sao lập chu kì huấn luyện”.

Bằng C của AFC do giảng viên trong nước giảng dạy , bằng B và bằng A có sự kết hợp với chuyên gia nước ngoài, nhưng tiêu cực trong cấp bằng vẫn có hết, cũng như việc mua bán bằng cấp ngoài xã hội thôi. AFC cấp bằng nhưng cũng phải dựa trên ý kiến của những người tổ chức nhà mình. Có ông ngày bao cấp xin vào đội bóng để trốn lính, đá bóng vớ vẩn, sút chân trái như cái gậy phang vào quả bóng, giải nghệ đi xuất khẩu lao động kiếm được tí vốn về nước cũng tấp tểnh làm bóng đá, vỗ ngực xưng tên “ chuyên gia bóng đá số một Hà Nội” vì có đủ ba tấm bằng C, B, A. Thế này đi dạy trẻ con trăm đứa hỏng cả trăm.

Ở Việt Nam hiện có bốn lò đào tạo tương đối tốt là Hoàng Anh Gia Lai, PVF, Viettel và Hà Nội. Các đội tuyển U-20 chủ yếu từ các lò này. Lứa trẻ Viettel đá hạng nhất, lứa trẻ PVF được lên hạng nhất năm ngoái nhưng từ chối không lên. Ngân sách cho đào tạo của PVF hàng năm vài chục tỉ đồng, các tuyển trẻ có 180 em dưới sự dạy bảo của 20 cựu cầu thủ thuộc hảng tuyển thủ quốc gia, lương tháng 30-40 triệu đồng đảm bảo cuộc sống cho họ. Lương huấn luyện viên trẻ ba lò kia cũng khá.

Nhưng đó là biệt lệ thôi, ở các đội trẻ khác, lương huấn luyện viên thấp, theo bậc nhà nước chỉ có 4-6 triệu mỗi tháng, cà phê thuốc lá cũng hết, giỏi lắm có thêm 60.000 đồng tiền ăn mỗi ngày nữa. Vì thế không tránh khỏi việc họ phải kiếm thêm. Từ đâu? Từ người nhà học sinh chẳng hạn, “cho cháu vào gia đình có tí quà”. Hay dẫn đội đi dự giải thi đôn ngày làm nhiệm vụ lên. Lãnh đạo ký quyết định ngày 15 lên đường, đến ngày 30 hết giải thì về, lĩnh tiền ăn ở cho các cháu từ 15, nhưng ngày 18 sát trận đấu mới đi, để tiết kiệm chi phí. Rồi là bị loại ngày 25 thì về luôn, tiết kiệm được 5 ngày nữa. Tiền đó huấn luyện viên đút túi, lãnh đạo biết đấy nhưng cũng ừ vậy để tạo điều kiện cho anh em, siết quá thì đứa nào nó làm.

Ngay cả đội bóng nhà giàu như Bình Dương, anh em huấn luyện viên đội trẻ cũng chỉ làm qua ngày, chứ không thật sự yêu nó. Ông Hải đã 5 lần đến Bình Dương làm việc và để ý rằng gần như không có cầu thủ từ tuyến trẻ Bình Dương lên đội một: “Đi các đội, người ta không giao mình quán xuyến tuyến trẻ, cũng không gắn kết huấn luyện viên đội trên với các huấn luyện viên đội trẻ. Nếu không có giám đốc kỹ thuật đề ra phương pháp huấn luyện chung cho các tuyến, tạo lối chơi bản sắc cho các câu lạc bộ thì cũng nên để các huấn luyện viên đội trên xuống các đội trẻ nói chuyện và tham gia các buổi tập để góp ý, làm cho các em từ tuyến dưới đôn lên đội trên không bị ngỡ ngàng, dễ hòa nhập, nhưng ở mình không có. Các huấn luyện viên đội viên đội trẻ chẳng bao giờ lên hỏi huấn luyện viên đội lớn, ai cũng nghĩ mình tốt, không muốn người khác xía vào việc của mình. Anh phải tư duy là làm cho câu lạc bộ chứ không phải làm cho anh. anh phải thấy rằng hàng năm, bao nhiêu cầu thủ trẻ của anh đủ trình độ lên đội một quan trọng hơn là đội trẻ của anh vô địch giải trẻ này, á quân giải trẻ khác. Nhiều huấn luyện viên trẻ có tài năng không chịu dấn thân, tư duy thích làm trợ lý huấn luyện viên, vì làm vị trí đó nhàn nhã, không phải chịu sức ép, trách nhiệm, chẳng ai đuổi mình, như thế nó phí đi cái tiềm năng”.

Tình trạng “thiếu chất xám” đi từ câu lạc bộ lên cả đội tuyển. Ngày trước, trợ lý trợ lý cho các huấn luyện viên ngoại toàn những tên tuổi lớn như Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Thành Vĩnh, sau này có thêm một vài người hay khác như Phan Thanh Hùng, Nguyễn Văn Sỹ. Sau nữa thì toàn những huấn luyện viên hoặc là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm cầm quân hoặc thuộc diện đăng kí vào chức danh huấn luyện viên cho các câu lạc bộ ( vì một số câu lạc bộ có dám đốc kỹ thuật phía trên lo chính về chuyên môn) như Phùng Thanh Phương, Lê Tuấn Long, Đặng Phương Nam, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Thanh Sang, Trần Công Minh, Nguyễn Đức Cảnh. Đội Olympic Việt Nam tham dự Asiad 2014, huấn luyện viên Miura phải đặt vấn đề với VFF mời bằng được huấn luyện viên kỳ cựu Mai Đức Chung, người thời điểm đó đang là trưởng phòng các đội tuyển quốc gia vào vai trò trợ lý. Kết quả là sự góp mặt của ông chung giúp ích rất nhiều cho ông Miura và lần đấu tiên trong lịch sử, Việt Nam vượt qua vòng bảng, lọt vào vòng 1/8 bóng đá Đại Hội Thể thao Châu Á. Giúp việc cho huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng tại AFF cup 2016 có ông Lư Đình Tuấn từng là một cầu thủ lừng danh, còn hai ông kia là Dương Minh Ninh và Đào Quang Hùng rất mờ nhạt.

SEA Games 2017 này, ông Lư Đình Tuấn rút lui trong khi ông Hoàng Anh Tuấn từ chối làm phó cho ông Thắng

VFF bắt buộc các đội V-League mỗi năm phải tham gia bốn, năm giải trẻ, các đội hạng nhất dự ba, bốn giải trẻ U-13, U-15, U-17, U-19, và U-21 lệ phí đóng tiền dự bốn giải trẻ hằng năm cũng gần đến hai trăm triệu đồng. Thế là sinh ra chuyện các câu lạc bộ có các đội trẻ chỉ là đối phó về mặt hình thức, nhằm không bị phạt, vào mỗi “giải U” lại nháo nhào đi thuê quân nơi khác, nháo nhào đá cho song, nhưng VFF không có chế tài nào.

Chuyện gian lận tuổi cứ cãi nhau năm này qua năm khác. Có một thời kỳ, nhiều nơi đua nhau thành tích bóng đá trẻ. Nghệ An chẳng hạn, ăn ở dinh dưỡng không có điều kiện cao, tuyển quân chỉ trong địa phận tỉnh sao thu hút nhiều tài năng, giáo án huấn luyện rập khuôn qua nhiều năm, vậy mà bao năm thống lĩnh các giải trẻ, không gian lận tuổi lấy đâu thành tích. Gần đây thành tích tuyển trẻ Nghệ An kém đi hẳn bởi các cháu có tài năng nó thi vào Hoàng Anh Gia Lai, Viettel, PVF trước, rớt nó mới về quê. Mà về Nghệ An thì nó ưu tiên vào lò đào tạo VSH của danh thủ Văn Sỹ Hùng ở Cửa Lò- có chế độ tốt hơn và là sân sau T&T Hà nội

Chuyện gian lận tuổi mà không kiểm soát chặt từ hàng địa phương lên hàng quốc gia sẽ là một thảm họa khôn lường. FIFA có lần cấm bóng đá Mexico dự tất cả các giải bóng đá quốc tế vì gian lận tuổi ở một giải trẻ. Chả hẳn là các lãnh đạo đội bóng muốn gian lận, nhưng nó vẫn có thể xảy ra: cha mẹ muốn con được vào trung tâm đào tạo, khai gian tuổi, huấn luyện viên muốn có thành tích, khai gian tuổi. Trẻ em hơn nhau một tuổi hoặc mấy tháng vào kiểm tra là thấy khác biệt về thể chất và tư duy khá nhiều.

Nền bóng đá Việt Nam thiếu “chất xám” một phần cũng do các câu lạc bộ thiếu coi trọng huấn luyện viên. Thái độ này thoát thai từ sự quái dị của bóng đá ngày trước: làm bóng đá sạch chỉ có chết, không ai chơi với anh, anh bị đánh hội đồng. Nó cũng cùng chung các gốc với vấn nạn trọng tài, móc ngoặc, đá trên bàn. Có đội không nhìn vào chuyên môn của huấn luyện viên, mà nhìn vào quan hệ của huấn luyện viên để thuê người. Hôm nay anh thích anh thuê, ngày mai không thích anh cho tôi nghỉ. hợp đồng bóng đá Việt Nam cũng như hợp đồng lao động bình thường, sa thải anh bồi thường anh ba tháng lương, như luật lao động. Trong khi bóng đá là nghề nghiệp lao động đặc thù.

Trong thế giới bóng đá quốc tế, một hợp đồng thuê huấn luyện viên có cả trăm điều khoản, sa thải thì bồi thường toàn bộ lương, nếu không thì cũng phải trả lương đến khi người ta tìm được vệc mới. Nên có đội bảo tôi ký ba năm, tôi nói ký dài thế cũng không có giá trị gì,vì sa thải tôi anh cũng chỉ đền ba tháng lương, tôi ký từng năm một vậy. Nếu anh muốn ký ba năm, anh phải ký một hợp đồng đặc biệt, không đội nào chịu, huấn luyện viên lê thụy hải cho biết. Tức là kiểu làm bóng đá này không có cam kết mục tiêu dài hạn với nhau. Nên suốt hai mươi năm qua, ông hải như người du mục hết đội này qua đội khác.

Năm 2005, ông Hải đến Đà Nẵng, đội đá hay, lên á quân V-League, chuẩn bị mục tiêu vô địch mùa tới thì bị lãnh đạo tỉnh cho nghỉ vì tai tiếng vụ Sea Game 2005. Năm 2016, Bình Dương đá thua mấy trận đầu giải, mời ông Hải về, cuối mùa đội lên á quân, thua Gạch Đồng Tâm Long An một điểm. Năm 2007-2008, Bình Dương hai lần liền vô địch. Ông đến và đi khỏi Bình Dương 6 lần, hai lần khi họ còn đá ở hạng dưới vào năm 1997 và 2000, bốn lần sau ở V-League, góp công vào cả bốn danh hiệu vô địch V-League của Bình Dương. Thế nhưng Bình Dương cũng không mấy coi trọng ông Hải, theo kiểu đội mình toàn cầu thủ hay, huấn luyện viên nào chẳng được.

Năm 2007, thắng trận ở Bình Định, nhìn thấy cửa vô địch trước bốn vòng, đúng lúc lãnh đạo đội bóng Bình Dương cũng công cán ở đó. Thế là lãnh đạo gọi cả đội ra, bắt cầu thủ uống bia. “Tôi có quy định với các cầu thủ là không uống bia, hút thuốc, ông nào uống thì làm sau lưng tôi, trước mắt thì không được. Thấy mình ngồi ở bàn tiệc, cầu thủ chúng nó cũng ngại. Thế là bọn tham mưu của lãnh đạo nó chích: ‘Đấy, anh bỏ tiền mà cầu thủ có sợ anh đâu, chúng nó chỉ sợ ông Hải’. Thế thôi là người ta ghét mình rồi”. Năm 2008, sau đêm ăn mừng chức vô địch trên sân với cổ động viên, sáng hôm sau, người của đội bóng vẩy ông Hải đến ký thanh lý hợp đồng, mua vé máy bay cho ông về.

“Các ông chủ doanh nghiệp nói về bóng đá khác với người làm chuyên môn. Họ nghĩ doanh nghiệp luôn đổi mới để đi lên, trong khi bóng đá phải có thời gian mới giải quyết được vấn đề. Năm 2006, tôi đến, Bình Dương á quân. Năm 2007 và 2008, vẫn con người đó, đội vô địch. Bóng đá nó có chu kì, không vô địch mãi được, làm sao giảm được chu kì đi xuống để nhanh trở lại thời kì đỉnh cao. Nhưng các anh đó cứ nghĩ: “À, ông này ăn may, hết bài rồi, hết đỏ rồi, chỉ đến thế thôi, bỏ đi thôi. Người ta chia tay mình không kèn trống, cuộc đời nó thế, mình là thằng làm thuê mình chấp nhận”.

Ông Hải kể tiếp: “Về sau Bình Dương mời, tối vẫn đến. Tôi là huấn kuyeejn viên chuyên nghiệp, anh không thích thì tôi đi, anh thích thì tôi đến. Thằng Hải giống như cây tăm xỉa răng, rút ra xỉa rồi bỏ. Khi nào anh ăn thịt già giắt răng, nhớ đến tôi, cây tăm đâu rồi, thằng Hải đâu rồi, thì tôi đến. Với tôi chủ yếu là nhiệm vụ hoàn thành hay không, hiệu suất công việc tốt hay không mà thôi”.

Cuối năm 2011, ông Hải về Bình Dương chuẩn bị V-League 2012. Được một tháng, bất đồng lãnh đạo, ông ra đi. Năm 2013, Bình Dương dưới tay huấn luyện viên Hàn Quốc Cho Yoon Hwan thua cả năm trận đầu tiên V-League, ông Hải đến dìu họ trụ hạng, rồi họ lại sa thải ông. Năm 2014, ông nhận Bình Dương – đang đứng cuối bảng sau bốn vòng – từ huấn luyện viên Nguyễn Minh Dũng đưa đội thắng 15 trận, hòa 2 trận và chỉ thua 1 trận để lên ngôi vô địch sớm 1 vòng. Năm 2015, ông Hỉa cầm đội giai đoạn một với 9 trận thắng, 1 trận hóa và 3 thua; giai đoạn hai ông Nguyễn Đức Chung tới thay ông Hải đưa đội về đích vô địch. Ông Hải được coi là “chuyên gia chữa cháy” ở V-League với kỷ lục năm lần nhận nhiệm vụ khi các đội bóng gặp khó khăn: Bình Dương (2006,2013,2014), Ninh Bình (2010), Hỉa Phòng (2012). Có một lần ông gặp thất bại, là với Hải Phòng, và quân yếu quá, đỡ không nổi. Ông là huấn luyện viên nội đầu tiên nhận tiền lương tháng từ 100 triệu đồng trở lên.

Huấn luyện viên Lê Thụy Hải được cầu thủ nghe không chỉ vì các tính mạnh, rắn mặt mà còn ở cách cư xử tế nhị – khác với các phát biểu gây sốc của ông trân mặt báo: “Tôi không đồng ý với câu nói lan truyền trong giới huấn luyện viên từ trước đến nay là ‘ghế huấn luyện viên có bốn chân, cầu thủ giữ ba chân’. Thế thì lãnh đạo để làm gì? Anh phải nắm được đội bóng, chịu trách nhiệm chung nếu cầu thủ ’cầm’ được ghế huấn luyện viên, thích đá kiểu nào cũng được thì cầu huấn luyện viên làm gì”, ông nói. Có lúc ông đến Bình Dương, đội có bảy cầu thủ nước ngoài, cộng thêm bảy, tám tuyển thủ quốc gia, kém thường cũng là dự bị đội tuyển quốc gia, kém nhất cũng là U-23 quốc gia, ông nói thẳng luôn: “tất cả các anh là ngôi sao, nhưng ngôi sao sáng nhất là tôi. Tôi có quyền cho các anh chơi hay nghỉ. Đây là cuộc chơi chung, thắng tất cả đều có tiền thưởng. Tiền thưởng huấn luyện viên xuất sắc nhất hàng nếu tôi có cũng cho vào quỹ đội dùng chung”.

Bình Dương đến Nghệ An đá, tiền đạo lê Công Vinh xin lãnh đạo đôi Bình Dương thi đấu. Lãnh đạo về hỏi ông Hải lấy Công Vinh về được không, ông Hải trả lời lấy để làm gì, các anh xem trong đội Công Vinh đá được vị trí nào hay không, chỗ nào cũng có người hay rồi. “ Thế rồi dùng một cái nghe báo chí nói Bình Dương lấy Công Vinh về rồi. Công Vinh cũng xin gặp tôi, tôi nói: “Thật lòng là tôi không muốn lấy Vinh về, nhưng đã đến rồi thì cố gắng cạnh tranh sòng phẳng lấy vị trí trong đội hình’. Không có Công Vinh, tôi có thua đâu, đá thắng suốt, đội có Moses Abbs, Anh Đức, Trọng Hoàng, Vũ Phong, Tăng Tuấn, Quang Vinh, Tấn Tài…toàn cầu thủ thế còn cạnh tranh vào đâu nữa. Bên ngoài người ta nói tôi không dùng vì ghét Công Vinh, làm gì có chuyện đó, huấn luyện viên hay cầu thủ cũng chỉ đi làm thuê, không nên có yêu ghét ở đây. Ở đội bóng, không nên nhiều thủ lĩnh quá, như vậy ai nói được ai. Anh đến phục vụ đội, chứ không phải đội phục vụ anh. Đội nó đang tốt, anh chư athay được ai thì phải chờ. Lãnh đạo sốt ruột: “ Ông phải để cậu ấy vào’, tôi nói luôn: ‘Vậy anh đề nghị cho tôi biết vậy đưa Công Vinh vào vị trí nào, nếu Công Vinh nói anh là cậu ta xứng đáng vào đội hình thì bây giờ cho họp đội bóng đi, không có tôi họp cho vô tư, để Công Vinh nói thẳng cho đội bóng xem là cậu ta xứng đáng thay ai”.

Amaobi trước khi về Đà Nẵng năm 2015 đá cho Nam Định, là chân sút hay nhất giải, vua phá lưới. Ỷ thế “ngôi sao”, anh này tập rất lười, thế là ông Hải không dùng, năm ấy Đà Nẵng cũng có nhiều cầu thủ tốt. Ngồi dự bị lâu, Amaobi lên “tâu”với cấp lãnh đạo và sau đó có ý kiến truyền đạt xuống cho ban huấn luyện: “Đưa nó vào trận gặp Hoàng Anh Gia Lai đi”. Ông Hải mói đầu còn không cho Amaobi vào danh sách, sau người ta nói quá, ông cho Amaobi ngồi ghế dự bị. Hiệp một, Đà Nẵng thắng 3-0 rồi. Hiệp hai, ông Hải vẫy Amaobi ra khởi động: “cho nó khởi động càng lâu, cho nó ức, nhớ đời”., rồi mới đưa vào sân. Sau trận, ông gọi riêng Amaobi ra: “ở đội bóng này, tao mới là số một, hiểu không’. Amaobi vâng ạ: “Nó tập lười, vô kỷ luật, nếu mình để cho nó đá, ai nghe mình, phải cố gắn giứ đội”, ông Hải kết vấn đề.

Rồi ông Hải nói:”Cầu thủ không có kiểu bắt buộc, tôi hay nói với mấy anh lãnh đạo: ‘Ở đội bóng này có thằng nào dại, ông chỉ cho tôi. Vì làm gì có thằng nào dại, toàn sạn trong đầu. Bảo nó không đi uống, đi vũ trường khó lắm. Thanh niên, đnà ông mà không chơi thì vứt đi. Những thằng chơi là những thằng góc cạnh, là những thằng hya. Những thằng hiền lành nếu có hay thì ở mức độ thôi, không kiệt xuất. Chơi, đồng ý, nhưng phải có mức độ. Nếu nó biết tôn trọng mình, nghĩ đến mình, nghĩ đến nó thì nó về sớm, không thì nó bừa đi. Mình phải hướng nó suy nghĩ như thế. Cầu thủ nó không sợ anh đâu. Trước mặt nó sợ đấy, dằng sau không đâu. Ở nước ngoài, cầu thủ chơi cho chính nó, chơi vì tiền trả cho nó, nó luôn phấn đấu tiếp tục đi nơi khác cao tiền hơn. Không nhiều cầu thủ Việt Nam như vậy, suy nghĩ rất hẹp”.

Nhiều huấn luyện viên làm cho cầu thủ hỏng đi, ví dụ như Lee Nguyễn về Bình Dương năm 2010, lúc đó ông Hải không làm ở đấy. Lee quá hay, để rồi về Bình Dương làm hỏng lại, vì không huấn luyện viên nào ép cầu thủ nào vào khuôn khổ, sáng ra ngủ dạy đã làm cầu thủ chính thức rồi. Lee đi chơi bạt mạng, thâu đêm, sngs về chỉ còn kịp mượn bàn chải đánh răng trước khi ra sân tập. Như thế thì làm gì có thể lực, rất dễ chấn thương, anh làm hỏng anh, đội bóng mất người. Ở nước ngoài, cầu thủ phải cạnh tranh rất gay gắt, hở là mất chỗ. Về Mỹ, Lee đá hay trở lại, vì môi trường tốt, làm thủ quân Câu lạc bộ New England Revolution, được gọi trở lại đội tuyển Mỹ. Nhiều ông chủ cũng làm hỏng cầu thủ, theo cái lý: “Tôi mua nó về để làm thương hiệu, anh phải đưa nó vào đội hình’. Khi bầu Kiên mang cả sa bàn chiến thuật xuống sân… chỉ đọa các cầu thủ giữa trận hồi nắm đội Hà Nội LG ACB năm 2004, ông Hải nói thẳng với bầu Kiên: “Anh làm thế không được, tôi là huấn luyện viên, tôi quyết chiến thuật, nếu tôi không được làm phần việc của mình tôi nghỉ, từ Hà Nội về nhà tôi Hà Đông gần lắm”.

Tiền vệ, Nguyễn Vũ Phong, dân miền Tây, uống rược rất kinh. Một tối ay rượu về muộn, trèo tường vào khu nhà ở đội bóng Bình Dương. Chó sửa ầm ỉ, ông Hải nằm phòng đầu dãy biết, nhưng không nói gì. Sáng mai, đội tập, Vũ Phong vẫn ra. Nếu là người khác thì đã báo ốm xin nghỉ tập rồi: “Có sức thì con tập, không thì chạy nhẹ ở bên ngoài cũng được”. Vũ Phong vãn xin tập bình thường, song thì nôn ngay trên sân tập, ông Hải lệnh cho anh này ăn trưa xong, vào phong ông nói chuyện. Tại phòng, ông nói: “Lần sau muộn giờ thì đừng về đội, thuê khách sạn mà ở, chúng mày thiếu gì tiền, nhớ điện thoại cho tao nếu lãnh đạo có hỏi thì tao còn biết đường trả lời. Như thế, mày không có tội, tao không có tội. Về thế kia, cả đội nó biết, bố phải phê bình mày trước đội để giữ ký luật, có chịu không”, Vũ Phong chịu, chiều ra xin lỗi cả đội.

“Cầu thủ là con người, có hỉ nộ ái ố, không phải lức nào cũng áp kỷ luật cứng nhắc được, anh phải biết tế nhị. Nhưng cầu thủ nào cũng trầy lỳ, nhắc không được, cho nghỉ vài trận. Cầu thủ buồn nhất là không được thi đấu, không có tiền thưởng. Cầu thủ nước ngoài có nhiều điều khoảng hợp đồng, lương tùy thuộc vào số trận ra sân, nên càng phấn đấu”, ông Hải nói. “ Đầu tiên phải làm cho cầu thủ quý anh, anh phải giống như họ, vui buồn cùng họ, dấu tranh cùng họ, thì cầu thủ sẽ chơi cùng anh. Anh không giải thích được tình huống trên sân, không thị phạm được, cầu thủ không phục, họ phản ứng sau lưng anh, anh khó làm. Ở Việt Nam, không nhiều huấn luyện viên có khả năng giải thích được mọi điều. Nhiều huấn luyện viên không phải từ cầu cho các đồng đội. Huấn luyện viên cũng phải sống sao cho các cầu thủ nể. Anh nhận tiền của họ là họ sẽ không nghe mình. Năm nay, trước mặt anh, cầu thủ đó sợ không dám nói. Sang năm, cầu thủ đó đi nơi khác, nó nói anh không ra gì, làm sao giấu mãi được”.

Trong chuyện mô giới cầu thủ, huấn luyện viên Lê Thụy Hải cho rằng: “Nếu huấn luyện viên mà dây vào chuyện phần trăm hoa hồng là đội bóng vứt đi. Anh lấy cầu thủ kém, bao giờ cũng được phần nhiều. Cầu thủ hay, nó chẳng cần đưa tiền cho anh, anh cũng phải lấy nó về. Nấu anh ham tiền, lấy cầu thủ kém, đội hình thành tích kém, ông chủ đuổi anh, rồi chăc gì người khác thuê anh nếu người ta biết anh dính vào chuyện tiền bạc đó. Anh là huấn luyện viên. Trong việc lấy cầu thủ ngoại, ý kiến chuyên môn phải là quan trọng nhất. Anh phải có yêu cầu rõ ràng vơi “cò” là “Tây kiểu ăn ở, tập thử vài tuần quan sát, rồi họp cả đội bóng lại, hỏi xem có chọ được thằng nào không, chọ thằng nào tốt nhất, cả ban huấn luyện và cầu thủ thống nhất thì mới lấy, đấy mới là minh bạch, huấn kuyeejn viên không chịu tiếng ăn tiền lót tay”. Ông Hải nói tiếp; “Huấn luyện viên dính vào chuyện mua trọng tài, cá độ, móc ngoặc lại càng không nên, nếu có chuyện đó thì nên xem chuyện đó là của ông chủ, anh dính vào, sau này ai thuê anh. Huấn luyện viên đi làm thuê lấy người, chứ tiền túi đâu mà bỏ ra mua bán, lấy quỹ đội lại càng không được”.

Không đâu như nền bóng đá Việt Nam, huấn luyện viên không được tự do, phải ở tập trung, đến giờ chưa muốn ngủ cũng phải ngủ để làm gương cho các cầu thủ, huấn luyện viên làm bằng đầu chứ không phải bằng sức. Là con người, phải thư giãn, có phải lúc nào cũng quả bóng, chiến thuật đâu. Lại vẫn còn chuyện thu điện thoại của cầu thủ trước ngày thi đấu, cầu thủ nào cũng có dăm ba cái điện thoại, chứ một cái đâu, vấn đề là không tin mới thế. Vì không tin, nhập nhèm tiền nong, thiếu tế nhị nên mới tạo điều kiện cho cầu thủ lập từng nhóm “lật ghế” mình. Có ông huấn luyện viên thế này: ông muốn cầu thủ này là người của ông, làm “tay trong” cho ông, báo cáo cho ông hoạt động cuả các cầu thủ khác, tức là chính ông đã chia sẽ các cầu thủ rồi. Mấy cầu thủ hay không bao giờ có trò đó, chỉ có mấy cầu thủ dở, không có vị trí trong đội hình chính mới làm “tay trong” kiểu thế: bẩm báo, nịnh thầy. Nếu huấn luyện viên lợi dụng mấy cầu thủ dạng này, thì người này đã tự đào hố ngăn cách với mấy cầu thủ hay. Có huấn luyện viên tháy hai cầu thủ chơi thân với nhau, ở cùng phòng lại muốn tách họ ra, sợ họ chơi thân với bạn bè phái rách việc. Như thế cũng là gây chia sẽ đội bóng. Ghép hai người không thích với nhau ở với nhau sinh ra khó chịu với nhau rồi không đá được.

Ông Hải cho rằng, ở V-League, đội nào chơi tích cực, đúng ý đồ là được 50% cần thiết để thành công rồi, vì trình độ của các đội bóng không hơn nhau nhiều. Huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng làm điều này ở đội tuyển Việt Nam, đốc thúc các cầu thủ, nhưng ra đấu nước ngoài nó khác vì trình độ ký chiến thuật của người ta hơn mình. Khi đá bóng, Hữu Thắng là hậu vệ đá rất rắn và rát, lên làm huấn luyện viên thì rất khó tạo ra hoa mỹ trong lối chơi, kỹ chiến thuật cũng không thể hơn người trước. Đội tuyển bây giời có ai cầm chịch chỉ đạo trên sân được đâu, việc chuyền bóng dựa vào hai cầu thủ trẻ Tuấn Anh, Xuân Trường trong khi các lứa cầu thủ khác, gần đây thôi, có những tiền vệ rất hay như Minh Phương, Tài Em, Tấn Tài.

Mặt bằng “chất xám” để làm thứ bóng đá chuyên nghiệp yếu kém chung quy cũng là do cách làm hiện đại của VFF. Loay hoay mãi không chọn ra phong cách chơi bóng đá hợp lý, hết chuyên gia Nhựt rồi chuyên gia Đức, đèo cày giữa đường, muốn đaàu tư có ăn ngay. Đến Nhật Bản cũng phải hỏi Brazil trong năm mươi năm mới có như vậy.

Ngyaf trước đất nước kho khăn, Nhà nước còn cử được nhiều chuyên gia đi học hỏi người ta, Đông Đức, Liên Xô, Hungary. Bây giờ, VFF có tiền, nhưng không chịu đi học hỏi cho người ta theo đúng cách. Hợp tác với Nhật Bản dường như chỉ để thuê mấy ông Miura, Takashi sng cầm đội tuyển, hay thuê cái ông Koji Tanaka về nắm vào cái chức Trưởng ban tổ chứ V- League 2014 – một môi trường quá phức tạp với biết bao đầu dây mối nhợ – mà đến cả những ông làm bóng đá tinh quái hàng đầu Việt Nam cũng không xử lý được. Đã hợp tác với Nhật Bản, thì xin cử người sang đó học công nghệ phát triển bóng đá của họ vài năm, chẳng lẽ họ từ chối. Nhưng dường như tư duy của các quan Liên đoàn bây giờ cho rằng cử người ta đi học về thì mình ra đường à, đâm ra rất sợ những người có chuyên môn vào Liên đoàn, không ươm được những hạt giống tốt để đến các địa phương phát triển bóng đá. Trên thế giới, các cầu thủ Davor Suker đã làm đến Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Quốc gia hay nhiều vị trí quản lý thể thao. Thế hệ vàng 1995 – 1999 gồm nhiều cầu thủ nền nã, có văn hóa, chuyên môn tốt, nhưng có thấy cầu thủ nào được đặt vào vị trí quản lý cầu thủ đâu.

Những nhiệm kì khóa đầu làm vô tư, giới chuyên môn trong VFF đông, người này nhìn người kia làm việc coi sao được. Trước đây, gặp các anh lãnh đạo Tổng cục để trao đổi chuyên môn rất dễ, giờ gặp để đối thoại với lãnh đạo rất khó. Trước đây, các ông Chủ tịch cũng quyết liệt, lắng nghe ý kiến của mọi người. Bây giờ, sinh hoạt chuyên môn gần như không có, vì ở Liên đoàn hiện nay, mấy người có chuyên môn? Ông Trần Quốc Tuấn ôm mười mấy chức danh cùng một lúc, vẫn còn ham cả chức Chủ Tịch Hội đồng Huấn luyện viên. Ông Tuấn thì chuyên môn gì, mọi người kêu quá, mới đưa lại chức cho ông Nguyễn Sỹ Hiển cũng lớt phớt theo kiểu vui đâu chầu đấy. Trước ông Hiển là ông Mai Đức Chung, cả hai ông đầu lành và ông “mùi vị” như không khí, không muốn mất lòng ai, không có phản biện.

Hội đồng huấn luyện viên hữu danh vô thực, có cũng như không, chưa từng tổ chức thảo luận về chuyên môn với các huấn luyện viên ở các câu lạc bộ và việc nghiên cứu, phổ biến, cập nhật các kiến thức mới của bóng đá thế giới càng khống có. Khi thuê huấn luyện viên người Nhật, họ có hỏi các ông Hội đồng này đâu. Rồi cũng khống có ý kiến gì về việc xếp lịch các giải đấu quốc gia, tập trung đội tuyển bất hợp lý. Ngay cái chuyện không nên tổ chức giải U-11 cũng nói mãi rồi mà vẫn tồn tại. Mười một tuổi đã để các em đá giải, thế là các đội phải tập cho các em đá giải, phải vào chiến thuật, vào sức bền, phá vỡ hết tố chất, phát triển tự nhiên cho các em. Nước ngoài không thế, họ chỉ lập trại hè để các em gặp nhau chơi thôi.

Nói đến chuyện bóng đá trẻ, phải nhắc đến Trung Tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF ở khu Mỹ Đình. Khởi công xây dựng vào năm 2006, với diện tích 7,2 hecta do Nhà nước cấp, khánh thành 2009 với kinh phí gần 100 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và tiền hỗ trợ FIFA, nhưng mãi đến năm 2013 mới tổ chức khóa huấn luyện đầu tiên. Cơ sở vật chất nhanh chóng xuống cấp trầm trọng vì kiểu xây “đểu”, kết toán “đểu”. Sân cỏ mới đầu làm, cỏ lăng ra chết thảm hại, do dùng giống cỏ ít tiền gấp 4 lần so với giống các sân khác. Thi công mặt cỏ lúc đó là công ty Động lực của ông Lê Văn Thành – Ủy viên Bna Chấp hành VFF. Sau phải thay giống cỏ mới vào. Các sân tập bây giờ cho ra thuê đá “phủi”, đá phong trào lấy tiền là chính. Cả bể bơi giành cho vận động viên phục hồi sức khỏe cũng đưa ra hoạt động bán vé kinh doanh.

Còn công tác chính của trung tâm là đào tạo cầu thủ trẻ thì sao? VFF cho người tới các câu lạc bộ gom các cầu thủ trẻ về tập trung đào tạo dài hạn. Các câu lạc bộ không cho cầu thủ tốt của họ đi vì nhiều huấn luyện viên cho rằng cho các em lên đấy chỉ có hỏng người vì ở đấy làm gì có thầy giỏi. Nếu cho thì họ chỉ miễng cưỡng cho vài cầu thủ trung bình lên Trung tâm Quốc gia. Người VFF xuống câu lạc bộ tuyển chọn, học cho các cầu thủ trung bình ra tập, giấu các cầu thủ tốt đi nên chọn nữa cũng thế. Thành ra cái đội bóng trẻ của Trung tâm Quốc gia chẳng đâu vào đâu, đội U-15 Campuchia qua Mỹ Đình đá giao hữu “nện” cho đội bóng này với tủ số đến 9-2. Không có quốc gia bóng đá tân tiến nào gom người đào tạo kiểu thế, chuyên đào tạo trẻ là các câu lạc bộ. Tiền hổ trợ đào tạo trẻ từ FIFA chó lẽ ra VFF phải phân xuống cho các câu lạc bộ theo một số tiêu chí nhất định, chứ không thể theo kiểu các quan bóng tranh thủ “làm kinh tế” như vậy.

Tháng 7 hằng năm, ông Giám đốc đào tạo cầu thủ trẻ của Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha Gines Melendez và gần sau mươi cộng sự của ông là những người tìm kiếm tài năng ở các địa phương. Họ gặp gỡ và cùng thống nhất một danh sách sáu mươi lăm cầu thủ mười bốn và mười lăm tuổi, mỗi vị trí trên sân có năm người cho đội U-15 quốc giá. Quy trình này cũng được thực hiện ở U-16, U-17, U-18, trong khi các đội U-19 và U-21 chỉ tập hợp khoảng ba mươi ba đến bốn mươi cầu thủ. Cả đội tuyển Tây Ban Nha cũng phát thảo năm mươi lăm cầu thủ giỏi nhất vào mùa bóng để sử dụng. Không phải đến các giải đấu trẻ, Liên đoàn mới tập hợp các các cầu thủ lại, mà họ tập trung các cầu thủ trẻ thường xuyên để huấn luyện. Khi danh sách năm mươi lăm cầu thhur cho mỗi lứa được tạo, Liên đoàn thông báo cho các câu lạc bộ sở hữu các cầu thủ đó rằng Liên đoàn sẽ trưng dụng các cầu thủ bắt đầu từ tháng 9 hàng năm và các câu lạc bộ có nghia vụ phải để cầu thủ đi tập huấn.

Năm mươi năm cầu thủ sẽ rời câu lạc bộ của họ ba ngày liên tiếp trong mỗi tháng để đến ăn ở và tập luyện tại Laz Rozas. Tại đây, họ làm quen với nhau, với các huấn luyện viên của liên đoàn, họ được truyền dẫ về lối chơi, kỹ thuật, kỷ luật theo tiêu chuẩn của đội tuyển quốc gia. Các huấn luyện viên Liên đoàn cũng thông tim với các huấn luyện viên đội tuyển trẻ cho cầu thủ ấy theo hướng nào. Tới tháng 1 hàng năm, mỗi đợt sàng lọc được tiến hành, năm mươi lăm cầu thủ cắt xuống còn ba mươi cầu thủ, luyện tập tiếp, đi thi đấu ở các giải. Nếu cầu thủ nào không duy trì được sự phát triển thì anh ta không được gọi vào các “đội U” lớn hơn. Được gọi vào Laz Rozas là một vinh dự với các cầu thủ trẻ, một tấm vé thông hành vững chắc bước vào tương lai. Ở đó, Xavi Hernandez gặp những Fernando Llorente, Iker Casillas từ mười bốn mười lăm tuổi. “Chúng tôi đều cảm thấy ba ngày đó quyết định đến cả sự nghiệp của mình. Bây giời hoặc không bao giờ”, Xavi, thủ lĩnh một thời của đội tuyển Tây Ban Nha nhớ lại.

Thời gian tập trung ở Las Rozas đối với các cầu thủ không nhiều, song trung vệ Gerard Pique cho rằng những gì cầu thủ được dạy ở Laz Rozas chính là “xương sống” cho sự thành công của bóng đá Tây Ban Nha. Pique vô địch các giải trẻ với Cesc Fabregas và Juan Mata; Xavi chiến thắng cùng Casillas và Carlos Marchena; Andres Iniesta với Torres. Trải nghiệm những chiến thắng cùng nhau ở các giải trẻ giúp họ có các mối quan hệ chặc chẽ và đưa tinh thần chiến thắng lên đội tuyển quốc giá. Tất cả các nhà vô địch World Cup 2010 và Euro 2012 đều qua hệ thống trẻ này và đều đã có những danh hiệu vô địch cùng các đội trẻ. “Tôi đã gặp nhiều cac cầu thủ rất tài năng như thể sinh ra để giành ‘bóng đá vàng’ khi ở các đội trẻ. Nhưng họ không tận tâm, không theo những điều luật mà chúng tôi được dạy, vì thế mà họ không phát triển được”, Pique, “ở Las Rozas, kỷ luật là thứ được nhấn mạnh hàng đầu trước khi nói đến những chuyện khác”.

Có một thời gian, VFF cứ sôi lên vì tiền, họ lạm dụng ý niệm “xã hội hóa thì phải đưa con người biết làm kinh tế về kiếm tiền cho Liên đoàn chứ”. Nhưng kiếm được tiền thì để làm gì? Để phục vụ phát triển chuyên môn, rồi từ đó lại ra tiền tiếp, đó là một cái vòng xoay đúng. Bóng đá là cái nghề đặc thù, phải tận dụng những người có nghề, lượng đổi chất đổi, chứ không làm tắ được. Phòng các đội tuyển của VFF lẽ ra phải tập trung những “cái đầu giỏi nhất về chuyên môn. Bây giờ thì nó thế nào? Đứng đầu là một trợ lý ngôn ngữ, làm việc chính là phục vụ hậu cần cho các đội tuyển.

Năm 2008, giải U-16 Châu Á tổ chức ở Đà Nẵng, AFC thuê bốn huấn luyện viên người Việt Nam làm nhiệm vụ cho tiểu ban kỹ thuật của AFC. Những người này được cử đến xem các đội ăn ở, tập luyện thế nào, có vui hay không, xem các trận đấu có đội đó thi đấu, chiến thuật gì, kỹ thuật ra sao,ghi hết ra, rồi xem lại băng hình, thống kê bao nhiêu quả chuyền dài, chuyền ngắn,cú sút… Mỗi người theo dõi một đội, số liệu đưa ra về Tiểu ban kỹ thuật AFC để tổng kết lại, gửi cho các nước sau thi đấu. Họ tổng kết các cầu thủ có chạy nhiều, hoạt động rộng hơn so với các giải trước không, sút cầu môn thế nào, lý giải tại soa đôi vô địch chơi tốt,… để nước khác học hỏi, cùng tiến bộ. Có cái đó để chủ tịch câu lạc bộ biết mà giám sát huấn luyện viên, rồi huấn luyện viên biết mà giám sát cầu thủ. “Đấy, đội vô địch nó chạy như thế, thể lục thế nào, ông huấn luyện viên phải làm thế nào để cải thiện đội mình đi chứ”. Như thế thì huấn luyện viên phải học hỏi để tốt hơn, cầu thủ không làm dối được, ông chủ hiểu rõ bóng đá hơn để không can thiệp vớ vẩn, làm cả nền tảng của một nền bóng đá đi lên. Còn bóng đá mình đá xong rồi lại thôi.

Liên đoàn bóng đá Đức ó cơ sở dữ liệu của tất cả các cầu thử từ mười ba tuổi trở lên trên toàn quốc để huấn luyện viên dùng chung. Huấn luyện viên nào còn muốn có dữ liệu phát triển cho từng cầu thủ đều có thể trích xuất vào. Mình thì cứ kêu gọi “cách mạng 4.0”, là đấy chứ đâu. Mình đâu phải phát minh ra thêm cái gì, chỉ sao chép tốt là được. Bóng đá mình gọi là lạc hậu cũng không đúng, vì lạc hậu thì anh vẫn có triển vọng đuổi kịp người ta nếu anh chịu làm. Nhưng có ai chịu làm đâu.

Đã bảo cái Liên Đoàn này sinh ra chỉ để CHƠI mà thôi.

Dòng thông tin - RSS Hightlight Bóng Đá

Xem Nhiều

DMCA.com Protection Status

More in Bóng Đá Plus