Nguyễn Văn Chương là cái tên khiến một vài vị quan chức VFF mất ăn mất ngủ trong hai ba năm nay và có thể khiến tiền đồ của họ khó có thể sáng. Ông Chương vào VFF làm phòng bóng đá Phong trào năm 2009. Năm 2010, ông được VFF ký hợp đồng lao động không xác định thời gian và được bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ. Ngày 23-9-2013 Ông Chướng được bổ nhiệm là Quyền Giám Đốc Trung tâm thay ông Phạm Quang về nghỉ.
Ngày 3-7-2014, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng ký quyết định thôi chức ông Chương ở Trung tâm. Ngày 4-7- 2014, Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn VFF Trần Quốc Tuấn đến phòng làm việc của ông Chương hỏi ông Chương có nguyện vọng làm việc ở phòng ban nào trong VFF, ông Chương trả lới muốn làm việc ở Phòng các Đội tuyển. Sau đó một, hai giờ đồng hồ ông Tuấn xác nhận với ông Chương là ông Dũng đã đồng ý nguyện vọng của ông Chương.
Sau mười ngày xin nghỉ phép, ông Chương đến hỏi ông Tuấn về công việc, ông Tuấn nói với ông Chương cứ nghỉ ngơi thoải mái vài ngày nữa và bảo ông Chương “ đến nhà gặp”. Trong đơn trình báo cảnh sát điều tra và đơn kiến nghị gửi đến mấy chục cơ quan chức năng, quản lý, truyền thông, lên cả FIFA, AFC, AFF sau này, ông Chương viết: “ Điều này (việc ông Tuấn bảo ông Chương đến nhà gặp) rất vô lý vì đã có quyết định luân chuyển rồi sao lại cho tôi tiếp tục nghỉ ngơi mà không đưa thời hạn cụ thể. Nhận thấy ông Tuấn cố tình gây khó trong việc bố trí công việc và có dấu hiệu gợi ý tôi dùng tiền để được sắp xếp vào Phòng Đội tuyển, khoảng 20 giờ ngày 15-7-2014, tôi cùng vợ tôi có mặt tại nhà ông Tuấn ở Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội. Vợ tôi ngồi ngoài xe và tôi vào một mình nhưng ông Tuấn và gia đình không có nhà, nhà khóa cửa. Khoảng 15 phút sau con gái ông Tuấn về mở cửa, mời tôi vào. Tôi vào phòng tầng 1 chờ 15 phút thì ông Tuấn về và mời tôi lên tầng 2, tôi cầm theo túi hoa quả và trong đó có túi phong bì 100.000.000 VND (một trăm triệu đồng) để lên bàn. Ông Tuấn và tôi ngồi nói chuyện khoảng 30 phút. Trước khi ra về tôi nói với ông Tuấn, tôi nói biếu 1 túi hoa quả và 1 bì tiền nhưng ông Tuấn không nói gì, tiền và quà tôi để đó và ra về. Chính hành vi nhận tiền một cách trắng trợn này càng khẳng định ông Tuấn chú ý trong việc lợi dụng chức vụ, lạm dụng quyền hạn để ép buộc tôi đưa tiền.
Trong hơn một tháng sau đó, ông Chương cũng không nhận được bố trí việc, nhiều lần có hỏi ông Tuấn nhưng ông Tuần cố trả lời vòng vo về chuyện chủ tịch cũng bận, chưa xem xét hay chủ tịch đang đi chữa bệnh và có gợi ý ông Chương gặp trực tiếp Chủ tịch. Ngày 28-8-2014, ông Chương chủ động nhắn tin xin gặp ông Dũng và ông Dũng đồng ý gặp tại nhà ông Dũng vào tối 29-8 tại thành phồ Hồ Chí Minh. Đi cùng ông Chương đền nhà ông Dũng là ông Trần Duy Long cựu cầu thủ, huấn luyện viên và quan chức bóng đá. “ Khoảng 20 giờ 15 tôi và ông Long có mặt tại nhà riêng của ông Lê Hùng Dũng. tôi kéo chiếc vali đựng chiếc đồng hồ cổ mua từ Đức với giá 30 triệu đồng vào phòng khách sau đó tôi ra xe xách giỏ hoa quả trị giá trăm triệu đồng đưa cho vợ ông Dũng. Ngay tại phòng khách trước mặt ông Dũng, ông Long đang ngồi nói chuyện, tôi có giở phong bì tiền và để lộ hai tập tiền, mỗi tập 50 triệu đồng tờ 500.000 đồng, tổng cộng tiền mặt là 100.000.000 đồng, đưa cho vợ ông Dũng hai tập tiền này. Khi đó ông Dũng nhìn thấy chiếc đồng hồ cổ nhưng không nói gì. Tại phòng khách, chủ yếu ông Dũng và ông Long nói chuyện với nhau. Ông Dũng quay ra hỏi tôi về công việc, tôi nói với ông Dũng về việc ông Tuấn bảo rằng Chủ tịch đã đồng ý chuyển tôi về phòng Đội tuyển, ông Dũng nói: để bàn lại với Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn xem xét lại rồi quyết định. Cuộc gặp tại nhà ông Dũng diễn ra khoảng 40 phút. Trước khi ra về tôi còn hướng dẫn ông Dũng cách chỉnh nhanh chậm quả lắc chiếc đồng hồ cổ”, ông Chương viết trong bảng khai.
Ngày 6-10-2014, ông Chương nhận quyết định ông Dũng ký lùi ngày, vào ngày 4-7-2014 về việc bổ nhiệm ông Chương làm Phó Phòng phong trào. Có nghĩa ba tháng ông chương không được bố trí công việc và hưởng chế độ, và sau đó bố trí công việc như đúng cấp trên đã hứa hẹn. Để che đậy sai sót trong quá trình luân chuyển, quyết định được ký lùi ngày. Ngày 11-5-2015, ông Chương nhận quyết định ghi ngày 16-4-2015 do ông Dũng ký “ v/v chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Văn Chương” có hiệu lực kể từ ngày 1-6-2015.
Ngày 25-5-2015 ông Tuấn hẹn ông Chương tại phòng làm việc của ông Tuấn. “ Tôi có hỏi rằng ông Tuấn hứa bố trí một buổi làm việc với ông Lê Hùng Dũng để nói về việc sao cho tôi nghỉ việc nhưng sao không thấy ông Tuấn bố trí. Ông Tuấn nói rằng: “ Chủ tịch đã quyết định vậy, quà thì em xin, tiền thì em trả lại”. Tôi hỏi bao giờ thì trả, ông Tuấn bảo sáng 26 – 5, tôi có mặt tại Trụ sở Liên Đoàn. Khi vào đó, tôi gặp ông Lãi Đức Lợi (nguyên cán bộ văn phòng VFF) và ông Lê Quang Thời (nguyên bảo vệ VFF) tại sân. Hai anh hỏi: Anh đi đâu đấy? Tôi nói rằng: “ Tôi vào lấy tiền do ông Trần Quốc Tuấn trả lại. Tôi hẹn sau khi lấy tiền xong sẽ mời hai anh đi uống bia. Tôi nói chuyện với ông Tuấn khoảng 30 phút, ông Tuấn trả lại phong bì dán kín. Khi ra khỏi phòng tôi xé phong bì, vừa đi vừa đếm, về đến phòng làm việc tôi đếm nốt. Anh Lợi, anh Thôi thấy tôi từ phòng ông Tuấn bước ra ngoài, đồng thời thấy trên tay tôi cầm phong bì tiền bắt đầu xé phong bì vừa đi vừa đếm. Ông Lợi sau này cũng viết văn bản làm chứng sự việc này gửi cơ quan điều tra.
Cục cảnh sát điều tra về Trật tự xã hội (C45) kết luận đơn tố cáo của ông Chương không có cơ sở. Tổ xác minh của Tổng cục Thể dục Thể thao làm việc với ông Chương từ ngày 29-6-2015 đến ngày 5-8- 2015, kết luận nội dung tố cáo của Tổng cục trưởng Cục Thể dục Thể thao Vương Bích Thắng ký cũng cho rằng không đủ cơ sở để kết luận ông Trần Quốc Tuấn đã nhận hối lộ. Ông Chương muốn thông qua cơ quan điều tra và Tổng cục thể thao có cuộc đối chất trực tiếp với ông Dũng và ông Tuấn nhưng không được. “Nếu thật sự nhận mình minh bạch ông Dũng và ông Tuấn hãy đối chất trực tiếp với tôi. Nếu khẳng định mình không hề nhận tiền của tôi tại sao không đối chất trực tiếp? Nếu tôi đâm đơn kiện như vậy, cá nhân ông Tuấn và ông Dũng nếu cho đó là bịa đặt có thể kiện lại tôi vu khống, họ sẽ có phản ứng quyết liệt, tôi mong họ kiện lại tôi lắm. Tôi sẵn sàng ngồi tù vì đưa hối lộ nhưng họ cũng bị xử lý về tôi nhận hối lộ” ông Chương nói.
Về chuyện VFF đơn phương cắt hợp đồng của ông Chương, VFF có dấu hiệu làm trái một số quy định của pháp luật. Ông Chương có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, không vi phạm kỷ luật của đơn vị, còn được ban chấp hành Đảng bộ Tổng cục Thể dục Thể thao tặng giấy khen “Đạt tiêu chuẩn Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013”. Khi VFF sa thải ông Chương thì ông này đang giữ chức vụ Phó chủ tịch công đoàn VFF mà VFF không tiến hành trao đổi, không tiền hành lấy ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Hợp đồng lao động ký năm 2010 do Tổng thư ký VFF với tư cách “người sử dụng lao động” ký trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động lại do chủ tịch VFF ký. Lý do cắt hợp đồng với ông Chương trong thông báo tinh giảm nhân sự đến ông Chương là “sắp xếp tổ chức lại lao động để nâng cao hiệu quả công tác” trái với tinh thần của Bộ luật lao động 2012 là “tổ chức lại lao động” của VFF không hề gắn với việc thay đổi cơ cấu, công nghệ mà thuần túy chỉ cho người lao động nghỉ việc, không tổ chức đào tạo lại người lao động để sắp xếp vào vị trí công việc mới… Ông Chương vẫn đang tiếp tục theo dõi vụ tranh chấp lao động với VFF ở các cấp tòa án. Hai năm qua ông Chương không có chõ sinh hoạt Đảng.
Đại hội VFF kỳ 5 (2005 -2009) qua ba lần thay đổi thời gian, lùi bốn tháng sao với kế hoạch ban đầu. Đề án cải tổ VFF do cựu Chủ tịch Mai Liêm Trực soạn thảo có nét mới là quy định Đại hội bầu trực tiếp các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký. Chức chủ tịch là cuộc chạy đua không cân sức giữa Thứ trưởng Nguyễn Trọng Hỷ bên Ủy ban Thể dục Thể thao cử sang và Luật sư Trần Vũ Hải tự ứng cử. Mọi người thấy ông Hải vào ứng cử đều cười, cười vì biết chẳng ăn gì rồi. Riêng ông Hải thì thật sự nghiêm túc muốn góp sức mình cho một tổ chức xã hội. Ông Hỉ có hẳn một chương trình hành động, trình bày rõ ràng, khoa học, được photocopy hàng trăm bộ để phát cho các đại biểu, rồi xin được trình bày trước Đại hội như một cách vận động tranh cử. Nhưng ông Hải chỉ được vài phiếu. Từ đó đến giờ không có người ngoài nào vào tranh cử như ông Hải nữa.
Ghế Phó Chủ tịch Chuyên môn, hai ông phó nhiệm kỳ 3 là Lê Thế Thọ và Ngô Tứ Hà “đấu” với nhau. Ông Thọ thắng ông Hà nhờ uy tín vê chuyên môn, cũng như tranh thủ được, những lá phiếu của các đại biểu tham dự mà rất nhiều người là học trò của ông. Cuộc đua và ghế Phó Chủ tịch tài chính kịch tính với 4 ứng cử viên là Đỗ Tất Ngọc (Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank), Lê Hùng Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty vàng bạc đá quý Thành phố Hồ Chí Minh – SJC), Lê Văn Thành( Tổng Giám đốc công ty Động Lực, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty VFD) và Nguyễn Đức Thành (Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam). Ông Lê Hùng Dũng thắng một phần nhờ khả năng “ vận động hành lang” giỏi hơn là do đã làm Ủy viên Ban chấp hành mấy khóa trước.
Tranh vào ghế Tổng thư ký là Quyên Tổng Thư ký VFF Phan Anh Tú (tạm thay ông Phạm Ngọc Viễn bị tai tiếng trong vụ bồi thường hợp đồng cho huấn luyện viên Letard) và ông Trần Quốc Tuấn lúc đó là Viện phó Viện thể dục Thể thao. Ông Tú lúc đó đã dựng được tiếng tăm như một nhà chuyên môn tốt, khá ngoại ngữ, ông Tú lúc đó cụng là Tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Nội. Nhưng cái “tội” ông Tú là “thể hiện” quá sớm. Trong khi đó ông Tuấn được bên Ủy ban vận động cho. Trong một chuyến xe đi là việc chung với trọng tài Dương Mạnh Hùng ở phía Nam, ông Tuấn mặc cả với “một ông chú” qua điện thoại rằng “Làm Trưởng thì cháu làm còn làm Phó thì thôi”. Ông Trần Vĩnh Lộc bố ông Tuấn nguyên giám đốc Sở du lịch và thể thao tỉnh Khánh Hòa, nguyên chủ tịch VFF khóa 1, nổi danh với các quan hệ bóng đá thời bao cấp với đội bóng “vua trụ hạng” Khánh Hòa cũng gọi điện mọi nơi để vận động cho con trai mình, “Nếu bầu cho thằng Tú thì VFF trở thành Liên đoàn bóng đá Hà Nội mất”. Trần Quốc Tuấn trúng cử ghế Thư ký. Cuối năm 2015, ông Lê Thế Thọ từ chức, ông Tuấn kiêm luôn chức Phó Chủ tịch phụ trách Chuyên môn tới hơn 1 năm, cho đến khi Ban chấp hành bầu ông Dương Vũ Lâm giữ chức này. Ông Lâm không để lại dấu ấn gì.
Kì Đại hội 6 (2009-2013) không có nhiều niến động ở các nhân sự chủ chốt vì đội tuyển vừa vô địch AFF Cup 2008. Vẫn là Hỷ – Dũng – Tuấn, trong đó ông Hỷ dần bị biến thành “bù nhìn” giữa cặp bài trùng Dũng – Tuấn. Lúc đấy, giới báo chí hay chơi chữ Hán – Việt: “Ở đâu có bác Hỷ, ở đấy vui”.
Tháng 10-2012, Địa hội thường niên VFF bầu thêm ông Phạm Văn Tuấn làm Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn , dù VFF đã có một ông Phó Chuyên môn là ông Viễn. Khi đó, ông Tuấn “Gia Lai” (xuất thân từ cầu thủ, lãnh đạo đội bóng, lãnh đọa sở thể dục thể thao Gia Lai) đang làm Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thao. Ý là Tổng cục bồi dưỡng để ông Tuấn “Gia Lai” ngồi vào ghế Chủ tịch VFF mà ông Hỷ sẽ từ nhiệm từ khóa 6. Một mũi khác Tổng cục chuẩn bị là ông Lê Quý Phượng, cũng tổng cục Phó kiêm Viện Trưởng Viện khoa học Thể dục Thể thao, lúc đó mới về làm Hiệu trưởng trường Đại học thể dục thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tháng 3-2013, Ban chấp hành VFF khóa 6 họp trù bị để “lên mâm, lên bát” cho đaị hội kỳ 7 dự kiến tổ chức vào tháng 6-2013. Đồn rằng lúc này có một loạt ứng viên Chủ tịch. Nhưng cuối cùng chỉ còn ông Hùng Dũng, ông Lê Quý Phượng và ông Tuấn “Gia Lai”, hai ông Tổng cục và một ông doanh nhân trah cử.
Ông Dũng được xem như nhân vật “máu” cải tổ bóng đá khi ngồi cùng xuồng với bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng trong “Hội nghị các ông Bầu làm bóng đá” do báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2012, sau đó Công ty VPF được thành lập. Bầu Hiển hứa liên doanh với ông Dũng ở chức Phó Chủ tịch phụ trách Tài Chính mở ra triển vọng kiếm thật nhiều tiền cho bóng đá. Trong dàn trợ thủ còn có những nhân vật quen thuộc Trần Quốc Tuấn bị chiếm chức Tổng thư ký VFF, về ngồi Vụ trưởng không vụ ở Tổng cục sau thất bại ở SEA GAMES 2011 đã trình bày phần trước. Đang đua tay ba thì ông Phượng và ông Tuấn “Gia Lai” rút giữa đường.
Và thế trận này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ông Thứ trưởng Lê Khánh Hải sng tranh cử Chủ tịch VFF. Tháng 5-2013, Ban chấp hành khóa 6 họp duyệt lần cuối, đề cử ông Dũng và ông Hỉa tranh chức Chủ tịch. Nhưng đại hội 7 lẽ ra tổ chức vào tháng 6 bị hoãn lại sang tháng 10-2013, rồi sang tháng 2-2014, rồi tháng 3-2014. Suy đi tính lại, ông Hải lút lui, vì ông còn trẻ, sự nghiệp chính trị còn dài, không nên vướng vào tổ chức phức tạp như thế. Vậy là còn mỗi ông Dũng. Báo Dân Trí lý giải Đại hội 7 VFF bị hoãn mấy phen từ năn 2013 đến năm 2014 là vì Bộ Nội vụ chưa đồng ý về nhân sự. Chức danh ngoài xã hội của ông Dũng khi đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, mà Eximbank thì đang rắc rối với vấn đề “sở hữu chéo”.
Mỗi lý do từ bộ Nội vụ đó thôi, chứ trong VFF thì “mâm bát” đã lên sẵn hết rồi. Thậm chí để thuận tiện hơn, tháng 12-13, ông Hỷ từ chức Chủ tịch để ông Dũng lên quyền Chủ tịch VFF với “hiệp ước đôi bên cùng có lợi”: ông Hỷ sau khi đại hội 7 diễn ra xong sẽ ngồi vào ghế Giám đóc trung tâm Đòa tạo bóng đá trẻ. Đấy là lý do ông Nguyễn Văn Chương chỉ được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc trung tâm vào tháng 9-2013 nhằm giữ chỗ cho ông Hỷ. Khi ông Hỷ về đó, ông Chương sẽ từ chức “quyền” trở lại chức “phó”. Chính điều này ông Chương kể. Nhưng ông Hỷ lại “lật kèo”. Nếu điều này không xảy ra thì ông Chương vẫn vui vẻ ngồi ghế Phó cho ông Hỷ và chẳng có chuyện đơn tố cáo hối lộ như nói ở trên. Ông Hỷ đến giờ vẫn hậm hực “chúng nó bạc quá”, ông ngồi chức Chủ tịch VFF hơn hai nhiệm kỳ, dài nhất trong các đời Chủ tịch, thế mà ông không được có một buổi tiệc chia tay. Ông Nguyễn Cao Gụ, Phó chủ tịch VFF phụ trách truyền thông đã nhắc điều này mấy lần họp thường niên VFF mà bị các thành viên còn lại lơ đi. Chức giám đốc trung tâm sau này được “gả bán” cho Trương Hải Tùng, trước là Trưởng phòng các đội tuyển, chưa từng xỏ giày đá bóng chuyên nghiệp.
Đại hội 7 VFF kết thúc ngày 25-3-2014, ông Dũng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Quốc Tuấn được bầu dễ dàng vì ác ghế này chỉ có một ứng viên. Lê Hoài Anh vào chức Tổng Thư ký. Chỉ có bất người là ông Nguyễn Lân Trung thua đại tá nhà báo Nguyễn Xuân Gụ khi đua vào ghế Phó chủ tịch phụ trách truyền thông và đối ngoại. Ông Trung vốn đã giứ chức này từ nhiệm kì 6 còn ông Gụ mói được vào đại hội giới thiệu. Bộ sậu VFF rất tự tin ông Trung sẽ thắng, đến mức mất cảnh giác. Họ ngán ông Gụ vì quan hệ xã hội của ông rộng, trong khi ông Trung mới dễ khiển. Ngay từ ngày đầu tiên làm việc, ông Gụ đã bị “đì”, Ngày 25-3 đại hội xong. Ngày 27-3 lãnh đạo VFF mới tổ chức một đoàn đi chào AFC và AFF mà không có tên ông Gụ, dù trong chức danh của ông có phần việc là “đối ngoại”. Có Dũng, Tuấn và Hoài Anh đi.
Theo điều lệ VFF, Chủ tịch và Ba phó chủ tịch đương nhiên là thường trực VFF, nhóm quảng lý các công việc hằng ngày của VFF giữa các kỳ hop Ban Chấp hành. Bốn là số chẵn, phải bổ sung thêm một Ủy viên ban thường trực nữa lấy ra từ các Ủy viên Ban chấp hành cho đủ năm người. Các ủy viên Ban chấp hành khóa 7 muốn một người rành về chuyên môn ngồi thường trực, họ nhắm bầu cho ông Viễn. Nhưng ông Viễn không đi họp Ban chấp hành buổi đó, vì bận họp tiêu ban kỷ thuật AFC. VFF thật khéo nhắm đúng ngày ông Viễn đi họp AFC để triệu tập cuộc họp bầu thường trực. Vòa cuộc họp, ông Dũng nói luôn là cần một người làm tài chính về thường trực “người đó phải có tiền, tôi đnag cần tiền”, giới thiệu Trần Anh Tú trúng luôn. Không nói đến chuyện chuyên môn, chỉ nói đến chuyện kiếm tiền cho bóng đá thì Tú “Fatsal” vẫn thua ông Viễn khi ông Viễn vẫn đạo diễn mang về các hợp đồng tài trợ cho V-league ở chức vị Giám đốc và sau đó là phó chủ tịch VPF. Trong một hội nghị VFF tổ chức ở Cần Thơ, Ủy viên Nguyễn Hồng Thanh đặt câu hỏi: “Doanh nhân ấy đã góp gì và góp bao nhiêu…”. Ông Tú cũng bị kêu như ông Đỗ Quang Hiển, 6/10 câu kajc bộ Futsal dự giải vô địch Quốc gia có liên quan đến ông Tú.
Trước Đại Hội 7 VFF, trong công tác vận động chức danh chủ tịch, ông Lê Hùng Dũng hứa nếu trúng cử sẽ tặng cho mỗi Liên đoàn thành biên 500 triệu đồng để hoạt động và mỗi đội bóng sẽ nhận hổ trợ 1 tỷ đồng. Nhưng các đội bóng chưa nhận được gì còn các Liên đonà địa phương thì được chuyển… một máy tính để bàn, nhiều liên đoàn từ chối không nhận. Mới trúng cử, ông Dũng ‘nổ” nay sẽ kiếm được 380 tỷ đồng (18,2 triệu USD) mỗi năm, nhưng ngay trong 2014, Hội đòng quản trị Eximbank mà ông Dũng làm chủ tịch đã quyết cắt tài tợ V-League mỗi năm 30 tỷ đồng luôn.
Người ngoài cứ tưởng ông Dũng là doanh nhân thành đạt lắm, nhưng ông này đâu có đi lên bằng bàn tay khối óc như các doanh nghiệp tư nhân của ông Đức hay ông Hiển. Các chức danh Chủ tịch ông Dũng năm ở SJC hay Eximbank đều được cử qua đại diện phần vốn của nhà nước. Đại hội cổ đông Eximbank vòa tháng 7-2015, ông Dũng thay mặt Hội đồng quản trị xin lỗi cổ đông và cho biết bản thân ông đã xin thôi nhiệm chứ không cần chờ cổ đông yêu cầu từ chức “Bản thân tôi là người đi làm thuê nên luôn chấp nhận cuộc chơi khắc nghiệt, làm giỏi thì được khen, còn chưa giỏi thì bị chê, thậm chí bị mắng nhiếc”
Ngay từ Đại hội 3 VFF (1997-2001), ông Dũng được bầu vào Ủy viên Ban chấp hành, phụ trách ban vận động tài trợ, bà Nguyễn Thị Vân Anh đã ghé tai ông Vũ Mạnh Hải (cả hai ông bà này đều là ủy viên ban chấp hành VFF khóa đó) nói: “Tay Dũng này nói phét, làm giám đốc công ty du lịch Thanh viên Việt Nam ra gì đâu, nát bét”. Bà Vân Anh khi đó là Tổng biên tập báo Nhi đồng khởi xuống ra các Giải bóng đá thiếu niên Nhi đồng. Công ty ông Dũng làm giám đốc lúc đó với báo Nhi đồng cùng trực thuộc Trung ương đoàn. Năm 2001, ủy ban Thể dục thể thao thanh tra tài chính VFF, chủ yếu là các hoạt động của Ban vận động tài trợ, đó cũng là lần duy nhất VFF bị thanh tra cho đến nay.
Họp thường trực VFF năm người quyết định các vấn đề, bộ ba Hùng – Dũng – Tú một phe. Ông Đức mới đầu còn nghe ông Dũng, su đâm ra chán không buồn đi họp nữa. Còn ông Gụ bị cô lập. Ông Đức làm Phó chủ tịch Phụ trách tài chính luôn than phiền: “Tôi có biết đâu, có ai báo cáo cho tôi đây” khi được hỏi về việc tài chính của VFF. Sau một năm thì ông Dũng ngã bệnh nặng, nằm suốt ở Thành phố Hồ Chí Minh, ký giấy ủy quyền cho ông Tuấn làm Phó chủ tịch thường trực và thay chủ tịch điều hành trong thời gian không có mặt ở Hà Nội. Điều lệ của VFF là ba phó chủ tịch ngang nhau, không có ông nào thường trực hết. Ban kiểm tra VFF lẽ ra phải tuýt còi việc này, nhưng phát biểu trươc hội nghị ban chấp hành, ông trưởng ban Nguyễn Văn Hùng này trước là Giám đốc sở thể dục thể thao Tiền Giang, giữa kỷ lục 7/7 nhiệm kì được xếp nâm bát trong VFF. Sáu kỳ trước ông là ủy viên ban chấp hành. Kỳ này ông là trưởng ban kiểm tra vì có quy định trưởng ban này không nằm trong Ban chấp hành. Ngày trước ông làm giám đốc còn có lính để tỏ rõ uy quyền, nay ông về hưu có chỗ về hội hè là vui, nên nhũn như con chi chi.
Điều lệ khác là trường hợp vị trí chủ tịch bọ bỏ trống trong thời gian từ 06 (sáu) tháng trở lên của nhiệm kì, phải triệu tập đại hội bất thường xem xét bầu chủ tịch mới. Nhung ông Dũng đã ủy quyền cho ông Tuấn, vẫn gắn gượng đén họp 1 lần trong khoảng thời gian sáu tháng và có lần họp ban chấp hành tại thành phố Hồ Chí Minh nữa. Tổng cục cho biết ông Dũng yếu nhưng vẫn động viên ông Dũng ở lại vì ông rút lui thì ai sẽ ngồi vào ghế chủ tịch. Tổng cục có người duy nhất của mình trong thường trực VFF là ông Tuấn thì bị cưa lên cả FIFA vì nhận hối lộ rồi. Nếu có đại hội bất thường, ông Tuấn cũng khó lên. Mà oog Tuấn ngồi thường trục như thế khi ông Dũng nằm bệnh thì khác nào ông Tuấn làm chủ tịch. Nếu trong một cuộc họp ban chấp hành anwm 2015, ông Ủy viên Nguyễn Hồng Thanh mới mỉa mai: “VFF hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hưu hạn hai thành viê” – tức là ông Dũng và ông Tuấn quyết tất. Cũng có người khẳng định rằng nhiều lúc một mình ông Tuấn quyết và báo cho ông Dũng rồi ông Dũng cũng ừ ậm ực.
Vẫn ông Thanh – “Khổng Minh xứ Nghệ”- trong một cuộc họp 2016 góp ý, trong khi 28 đội và ban tổ chức lẫn VFF ngồi lại abwts thăm lịch thi đấu, tranh luận về công tác chuyên môn đầu mùa giải thì phó chủ tịch thường trực phụ trách chuyên môn thiếu trách nhiệm đến độ thản nhiên đi nước ngoài xem bóng đá, anh cứ lo đi nước ngoài đến độ một tháng có hai mươi ngày ở nước ngoài thì lấy ai “TRỰC” theo đúng chức vụ và quyền hạn đã giao. ÔNg Thanh còn mỉa mai: “Một người giữ mười bốn, mười lắm chức trng FIFA, AFC, AFF và VFF nên được phong là “anh hùng liên đoàn”, thế mà tại sao “anh hùng liên đoàn” lại vẫn để kiện tụng, tố cáo thê…”
Vị ‘anh hùng liên đoàn” của chúng tôi hồi trẻ tập điền kinh. Nhờ quan heejj của ông Bố Chín Lộc, ông Tuấn được ông Lê Bửu nguyên tổng cục trưởng tổng cục thể dục thể thao tạo điều kiện đo Liên Xô học điền kinh ở trường đại học thể dục thể thao ở Moscow mang tên Leenin. Học hưa được một năm, gặp chị Lê Việt Nga, con gái ông Lê Bửu, ông Tuấn than: “Học điền kinh không nổi vì áp lực nặng quá, nhờ chị quen giúp xin sang khoa đá bóng”.Chị Nga học bóng bàn cùng trường, trước hai kháo. Ông trưởng khoa bóng đá người Nga ở trường khi đó là bạn thân của ông Lê Bửu khi ông Bửu học bóng đá ở Liên Xô những năm 1960. Vậy là chị Nga bốn lần đến năn nỉ, ông trưởng khao bóng đá mới nhận ông Tuấn, học hết, tốt nghiệp đàn hoàng. Về nước, ông Bửu lại tạo điều kiện cho ông Tuấn quay lại Nga nghiên cứu sinh nữa.
Nghiên cứu sinh đâu có phải là khó, được thầy “Tây” hướng dẫn làm việc với nghiên cứu khao học, vừa học vừa chơi, còn có thời gian “đánh quả” tăng gia cải thiện kinh tế, hết hai năm được cấp bằng Phó tiến sĩ. Còn lên tiến sĩ mới khó, phải có công trình nghiên cứu đàng hoang. Đến khi hội nhập, các nước tư bản người ta không hiểu “Phó tiến sĩ” là gì, vì bên đó chỉ có “tiến sĩ”, nào coa học vị kia. Lãnh đạo nhà mình vốn thông minh: đứa nào là “Phó tiến sĩ” thì bỏ “phó” đi, cho mày thành “tiến sĩ”. Đứa nào là tiến sĩ thật thì phải thêm hai từ “khoa học” phía sau thành “tiến siz hoa học”. Vậy là “anh hùng liên đoàn” của chúng ta ra nước ngoài có thêm chứ “Dr” phía trước tên họ, nhìn vào nể lắm.
Ông Lê Bửu bức xúc: “Nhờ tối, thằng Tuấn mới có ngày nay, ậy mà nó về phục vụ thế à? Không được, không đủ trình độ, tư cách lại càng không đủ’. Còn chị Nga, con ông BỬu thì nói: ‘Tôi giúp bạn Tuấn và bạ Tuấn không tốn một xu khi chuyển từ khoa điền kinh qua khoa bóng đa. Sau này về nước, cũng cắt đứt quan hệ, liên lạc với nhau. Nhưng tôi không giận, giận là tôi giúp Tuấn bước vào con đường bóng đá, thế mà Tuấn đã không giúp gì được cho bóng đá Việt Nam. Không có tôi, thì Tuấn không có vị trí như ngày hôm nay, Tuấn không xứng đáng với những gì bà tôi và tôi hy vọng; với những gì học dược về bóng đá, Tuấn sẽ giúp bóng đá Việt Nam. Nhưng, tôi tin, đời luôn có luật nhân quả”.
Thế mà vẫn có một ông bầu bóng đá đang say sưa vận động cho ông Tuấn vào Chủ tịch AFF nhiệm kì tới. Dắt ông Tuấn đi quan hệ, ông này luôn giói thiệu: “Đây là nhân tìa của bóng đá Việt Nam”.
Cụm từ công ty “trách nhiệm hữu hạn hai người” của ông Thanh khi họp kín VFF, lần đầu tiên nó mang ra dư luận khi ông Nguyện Xuân Gụ phat biểu tại diễn đàn hội nghị triển khai công tác năm 2016 của tổng cục thể dục thể thao diễn ra vào snag 14-1-2016 tại Hà Nội, sau đó các báo giật tít “bom nổ giữa Hà Nội”. VFF không có “ai ở nhà”, ông Gụ đi duwjvaf không có trong chương trình phát biểu cuộc này nhưng do các đại biểu kêu ca về bóng đá quá, ông mới xin lên tiếng.
Bóng đá Việt Nam, đang vô cùng khó khăn, tình hình tài chính VFF ‘rất hẻo’, sáu tháng đầu năm VFF không thu được đồng nào. Anh Lê Hùng Dũng Chủ tịch đang bị ốm. Anh Trần Quốc Tuấn được anh Dũng phân công Phó Chủ tịch Thường trực nhưng bận đi nước ngoài suốt, đến tôi gặp cũng rất khó khăn khi muốn gặp dù ngày nào tôi cũng đến trụ sở VFF. Mới đây, anh Lê Hoài Anh Tổng Thư ký có nhắn tin cho tôi nói anh Tuấn đi Qatar để theo dõi đội tuyển U-23 tham dự vòng chung kết U-23 châu Á và làm về kế hoạch hợp tác bóng đá Qatar. Tôi là Phó chủ tịch Đối ngoại nhưng tôi không biết đi Qatar để hợp tác cái gì”, ông Gụ phát biểu.
Ông Gụ nhắc đến việc mình và ông Đức không hề biết lương của huấn luyện viên trưởng hai đội tuyển bóng đá nam (ông Miura) và đội tuyển bóng đá nữ (ông Takashi) là bao nhiêu. Thậm chí khi VFF không tái ký hợp đồng với huấn luyện viên Takashi, phải đến khi ông ngày đến chào tạm biệt để về Nhật Bản thì ông Gụ mới hay tin. Ông nhắc đến câu nói của ông Thanh khi họp VFF.
Cuộc họp Ban Chấp hành VFF kể sau vụ kiện trên. Ông Gụ bị các đồng minh phe kia tấn công. Ông Ủy viên Lê Nguyên Hồng nói ông Gụ ăn nói bừa bãi, “vạch áo cho người xem lưng”, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh VFF, đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm loại ông Gụ khỏi chức Phó Chủ tịch. Nhưng không thể có chuyện này. Điều lệ VFF quy định: Việc khai trừ một thành viên hoặc miễn nhiệm, bãi nhiệm một chức danh do Đại hội bầu thuộc thẩm quyền của Đại hội.
Các ông Nguyễn Lân Trung và Trần Anh Tú phê phán mảng truyền thông ông Gụ phụ trách yếu kém, Futsal lọt qua vòng loại World Cup và U-16 được dự vòng chung kết châu Á thế mà không có truyền thông. Ông Gụ phản ứng “Các anh nói thì phải suy nghĩ. Với U-16 cán bộ truyền thông VFF đi vắng hết, tôi phải nhờ cán bộ báo Bóng đá vào làm. Futsal thì có cả Phó Phòng Truyền thông được cơ cấu đi theo đoàn”.
Ngay sau cuộc họp trên là họp báo thông báo kết quả cho truyền thông, ông Dũng bệnh về trước, giao lại cho ông Tuấn thường trực, nhưng Tuấn thấy họp hành căng quá, ngại báo chí khỏi khó nên cũng “lẩn” luôn. Cuối cùng thì ông Đức chủ trì họp báo, ông Gụ làm MC. Ông Gụ mở đầu: “Hội nghị Ban Chấp hành này không bình thường, một số người làm việc vô nguyên tắc, ngẫu hứng, có ý đồ thế này thế kia. Trong thân tâm tôi, cuộc họp này không vui vẻ lắm, là vì thấy Chủ tịch mặt tái mét, phải đưa lên xe, rồi ngồi vật vã ra như thế, tôi cũng lo đến tính mạng của Chủ tịch”. Nhà báo hỏi ống Đức “Đây có phải cuộc họp báo nhằm sa thải ông Gụ không?” Ông Đức vội vàng lắc đầu nói không. Nhà báo hỏi: “ Trong Trường trực, có tình trạng đoàn kết không?” Ông Gụ trả lời kiểu “thâm nho”: “Tôi cho rằng mất đoàn kết thì không, mà là đoàn kết chưa cao”.
Ngày 4-4-2016, ông Dũng ký Quy chế Phát ngôn VFF quy định chỉ có Chủ tịch và Tổng Thư Ký được phép phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Có nghĩa là ông Gụ là Phó Chủ tịch phụ trách Truyền thông và Đối ngoại không được phát ngôn và cung cấp thông tin. Vậy thì truyền thông để làm cái gì? Cần phó chủ tịch mảng này làm gì? Trong khi đó FIFA và AFC coi truyền thông là “màng tiền đạo” trong đội bóng phát triển một nền bóng đá. Nhưng rồi ba ngày sai, ngày 7-4, ông phải chủ trì một cuộc họp báo vì AFF không có ai “ở nhà”. Lúc đó báo chí làm rất gắt việc ông Lê Hùng Dũng ôm đau, nằm nhà suốt mà không chịu từ chức. Tổng cục thể dục thể thao mới sốt ruột đề cử ông Tổng cục phó Trần Đức Phấn cầm công văn tới VFF để nhắc VFF phải làm gì đó để cho dư luận không ầm lên chuyện đó. Ông Phấn là dân bóng chuyền nhưng được phân theo sát công tác của VFF. Lẽ ra, việc này phải của ông Tổng cục phó khác là ông Tuấn “Gia Lai” vốn là dân cầu thủ và từng là Phó Chủ tịch VFF. Nhưng sau khi bị gạt phải cuộc đưa VFF, ông Tuấn “Gia Lai” mệt mỏi, không muôn dây với AFF nửa.
Ông Phấn cầm công ăn đến gặp ông Gụ và ông Tuần Quốc Tuấn. Ông Gụ tham mưu tổ chức gặp mặt báo chí để nói rõ. Ông Tuấn nhất trí: “Bác cho mời báo chí đi, 10 giờ sáng mai họp, em có mặt”. Thế rồi ông Tuấn lại “lẩn”, tắt máy, giữa trưa hôm su mới đến, để mình ông Gụ trong cuộc gặp mặt mà đúng ra ông Gụ không được phép phát ngôn. Ông Gụ nói với báo chí: “Các cụ ngày xưa dạy “ốm tha, gà thả”. Tôi không phải bác sĩ những có thể khẳng định các bạn báo chí là sưc khỏe của Chủ tịch đang ổn định. Vừa qua, tại hội nghị bóng đá trẻ của AFC Đà Nẵng, tôi không dự nhưng được biết có chủ tịch đên tham dự và có một vài phát biểu bằng tiếng Anh tương đối lưu loát”. Nói ổn định mà không nói là tốt hay xấu, khỏe hay bệnh. Đang bệnh mà bệnh ổn định, thì nghe nó thâm nho.
Trụ sở cũ của VFF ở số 18 phố Lý Văn Phức giữa trung tâm Hà Nội trước là mãnh đát của Ủy ban thể dục thể thao (trước đây) quản lý. Trong quá trình xã hội hóa bóng đá. Nhà nước đã giao toàn quyền sử dụng khu đất này cho VFF. Năm 2003, VFF xây dựng tòa nhà bảy tầng với diện tích 500 m2 làm trụ sở của VFF với kinh phí 500.000 USD, trong đó một phần do nhà nước cấp, 400.000 USD do FIFA hổ trợ nằm trong dự án. Tòa nhà này là trụ sở chính của VFF từ năm 2003-2010.
Có vẻ như đây là đất giữ nên VFF gặp khá nhiều sự cố như “mất vàng” SEA Games 2003 trên sân nhà, đền bù hợp đồng cho ông Letard, thất bại nặng nề tại Tiger cúp 2004, các cầu thủ bán độ tại SEA GAMES 2005. Thiết kế kiến trúc của trụ sở VFF có mái hiên giống như nửa trái bóng cách điệu, nhưng nhiều người lại luận ra rằng cái mái đó giông như cái vành móng ngựa ở tòa án. Thầy thợ được mời đến xem, phán phải trấn 6 chiếc gương bát quái lên vành đó. Nhưng có lẽ tà khí nặng quá nên VFF bỏ luôn trụ sở, chuyển về Mỹ Đình cùng chỗ với trung tâm đòa tạo bóng đá trẻ 2010.
Năm 2011, công ty truyền thông bóng đá Việt Nam (VFM) hợp đồng thuê tòa nhà này năm năm, đầu tư vài tỷ đông sửa sang với mục đính cho thuê mặt bằng làm văn phòng nhưng không cho thuê được. Chỉ cho thuê được tầng 6 làm quán bar, sau đó báo chí nói, quán bar phải đóng cửa.Sau hai năm chịu không nổi, VFM phải xin đền bù để thanh ký kopwj đồng thuê nhà. Sau đó tòa nhà bỏ hoang cho bụi bặm bám, tường bong tróc, kính vỡ vụng trong mấy năm. Tháng 6-2017, quay lại thấy một công ty mô giới bất đống sản căng biển cho thuê văn phòng nhưng vẫn chưa thấy ai đến thuê. Một cựu Ủy viên VFF cho biết VFF chưa từng công bố số tiền thu về từ việc bỏ thuê tòa nhà, vị này còn cho biết ông Tuấn “Gia Lai” mấy lần muốn cho thanh tra việc này nhưng đều bị bật ra.
Năm 1994, VFF nhiệm kì 2 tổ chức cuộc thi vẽ mẫu lo-go, mời các họa sĩ nổi tiếng của Hội Mỹ thuật Việt Nam và các giảng viên của trường Mỹ Thuật Công Nghiệp tham gia ban giám khảo. Mẫu của họa sĩ Nguyễn Ngọc Thân (Tổng cục thể dục thể thao) trúng giải nhất, được VFF chọn làm lo-go chính thức. Lo-go có nền màu vàng, màu đỏ là màu cờ Tổ quốc, màu xanh ở vòng trong cùng là của sân cỏ, có hình trái bóng, có hình ba chứ “VFF” nhìn rất chuyên nghiệp. Mấy nhiệm kì sau, các quan chức VFF đấu đá nhau quá, nhiều người mang cai lo-go ra đổ thừa: “Lo-go đẹp nhưng có ba cạnh tam giác lòi ra ngoài giống như mũi kiếm, thành thử ông VFF nào cũng đang trong tình trạng rình đâm nhau”.
Năm 2006, ông Ohos chủ tịch truyền thông Vũ Quang Vinh bày ra cuộc thì thiết kế lo-go mới, cuối cùng đưa các đại biểu họp hội nghị thường niên 2007 chọ mẫu lo-go như hiện nay. Cái này được chỗ là không có cạnh nhọn, nhưng nhìn không ra ý nghĩa gì, Bên góc trái quả bóng đá chòi lên một cái như búp măng non, như phong cách lo-go của các báo thiếu niên, nhi đồng, nơi ông Vinh làm việc. Hèn gì bóng đá Việt Nam Mãi không lớn được, lúc nào cũng như búp măng. Lo-go này khiến VFF đoàn kết hơn, như một vị Ủy viên VFF từng nói: “VFF có đoàn kết bao giờ đâu mà báo chí nói là mất đoàn kết”.
Trụ sở VFF chuyển ra Mỹ Đình có xa trung tâm thành phố, nhưng được cái ít bị soi mói hơn vì người ta ngại đi. Và nhờ vậy, họ tranh thủ lập một “Boong –ke phòng thủ” kiên cố vây quanh ông Trần Quốc Tuấn. Nếu như bên Bna tổ chức thi đấu, ông Tuấn học xong nghề của ông Dương Nghiệp Khôi rồi hất ông này đi, tạo một e- kip khép kin Tuấn – Ngọc – Mùi thì trong trụ sở VFF, ông Tuấn cũng hình thành e-kip Tuấn – Châu – Trang – Cẩm, nối dài ra nữa có Nguyễn Thu Trang – Phó trưởng văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
PHó tổng thư kí phụ trách tiếp thị và vận động tài trợ Nguyễn Minh Châu chưa thành công trong việc gọi gói tài trợ lơn nòa cho VFF, nên mới để ông Chủ tịch Dũng “nổ” hoài. Nhưng ông Châu rất oai trong khâu duyệt vé bóng đá mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu, khiến những ai xin đăng ký mua vé đoàn cũng có cảm gíac như đi xin của bố thí. Chuyện dân phe vé có vài trăm chỗ gần như đã nói ở phần trước cũng có nguyên nhân của nó.
“Bóng hồng” Đinh Thị Thu Trang, phó tổng thư kí phụ trách tài chính kế toán, kiệm lời nhưng là một “phù thủy” của những con số trong nhiều năm qua. Bà này còn có chân trong Hội đồng quản trị VPF, nên VPF và VFF khác nào “ khi hai ta chung một nhà”. Các nhân viên, giám xác, trọng tài ngán bà Trang nhất ở chỗ họ luôn phải ứng tiền ăn ở đi lại mỗi khi đi công tác.
Đó là cho đến thời điểm hiện nay, chắc chỉ có VFF là tôt chức duy nhất tổ chức giải bóng đá mà luôn bắt người làm chuyên môn phải ứng tiền trước để mau vé máy bay, vé ô tô, vé tàu hỏa để đi công tác, để ăn trong thời gian làm nhiệm vụ. Không ít câu chuyện cười ra nước mắt từ sự tréo nghoe này và đa phần trọng tài trẻ phải vay tiền để đi làm nhiệm vụ. Thì thế mói có chuyện vòng loại quốc gia 2014 giải V-19 diễn ra ở Gia Lai, các đội trẻ tập trung thi đấu gần 1 tháng. Tiền công tác từ VFF chuyển đến chậm quá, các giám sát trọng taiof su khi ăn nợ quá nhiều không thanh toán được cho chủ quán nên một trọng tài địa phương phải về nhà vay tiền cho đoàn ăn. Lượt về giải vô địch quốc gai nữa 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, các trọng tài nữ không có tiền ăn tới nổi phải nhờ giám sát trận đấu nhắn tin về VFF can thiệp chuyển tiền gấp. Nhiều giám sát, trọng tài trẻ cay đắng sau khi đi làm nhiệm vụ: “Đi làm nhiệm vụ chẳng khác gì đi xin”. Thỉnh thoảng họ còn bị trả thiếu, nhưng chỉ biết ngậm miệng cho qua, phấn đấu thăng hạng trọng tài. Nói, người ta lại ghét.
Thứ ba là chánh văn phòng Cao Ngọc Cẩm, học Từ Sơn, trước là lính của ông Phạm Quang, chuyên loăng quăng đi lấy số liệu của các trung tâm bóng đá trẻ. Ông Đặng Quang Dương có lần ngồi nới chuyện với ông Phạm Quang: “Tôi nói thằng Cẩm này sẽ có ngày nó vượt mặt cậu, vì sao, vì nó đi theo thằng Tuấn”. Nhà Cẩm kinh doanh cầm đồ, karaoke nên Cẩm thọa đủ món ăn chơi, chuyên thiết kế cho các đàn anh vui vẻ, tận tình giải quyết những việc ngoài xã hội cho gia đình sếp Tuấn. Phong lái xe VFF là chiếu bạc khét tiếng với Tuấn, Khôi, Cẩm, Châu, Chương, Tùng, Mà đánh bài tá lả cũng có ký hiệu rất “chuyên ngành bóng đá”: đánh tiền to gọi là đánh gạng “FIFA”, rồi từ đó trở xuống có hàng AFC, V-league, hạng nhất, hạng nhì.
Còn Lê Hoài Anh hiền lành không nằm trong đây, là Tổng thư kí mờ nhạt nhất từ trước đến nay, nhiều lần bị ông Tuấn mắng nhiếc không ra gì trước mặtác nhân viên khác. Ông Hoài Anh học chuyên ngành bơi lội của trường Từ Sơn, trước là phòng đối ngoại của tổng cục. được biệt phái sang làn chánh văn phòng VFF trước khi lên Tổng Thủ kí, do đó tương đối thạo việc. Ông này rất ít nói, mà lẽ ra ở vị trí này cũng là người nói nhiều nhất. Ông này cắm đầu vào làm, nhiều lúc làm thay việc cho nhân viên, VFF hiện có khoảng 70-80 người, chừng 30% số đó thực sự làm việc.
Kể chuyện ông Ngô Lê Bằng hồi ra Hà Nội làm tổng Thu kí thay cho ông Trần Quốc Tuấn từ chức hồi đầu năm 2012. Ông mày là nười tử tế, có chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, làm trợ lý huấn luyện viên ngoại mà mấy lần cầm đội nữa quốc gia. Khi được gọi ra, ông Bằng đi hỏi khắp lượt người quen ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những người từng nằm trong chăng khuyên không nên đi. Riêng ông Dương nói: “tao bảo mầy cứ đi, bây giờ làm là được”. Ông Bằng ra làm hai năm, đến kỳ đại hội 7, ông bằng lại hỏi ông Dương: “ông Dũng bảo em ngồi lại tiếp, tính sao đây”. Ông Dương khuyên: “thôi mày nghỉ đi, sứ mạng lịch sử của mày đã hết, vì mày thấy mày có hợp với thằng Tuấn không”.
Khi các thông tin về ông Tuấn và bằng hữu tràn trên Facebook, các vị này im bặt vì đúng quá, ‘boong-ke” VFF siết chắc phòng thủ hơn, khoanh vùng những đối tượng bị nghi ngờ tuồng thông tin ra ngoài.
Chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế nói: “VFF là tập hợp những người làm… nhầm nghề”. Hơi quá nhưng cũng đúng. Ông Lê Nguyên Hồng trưởng ban bóng đa phong trào hiện đang Chủ tịch câu lạc bộ Quảng Nam, ông lo cho Quảng Nam nơi trả lương cho ông hơn chứ. Phòng các đội tuyển , như đã nói, bây giờ là lo chuyện hậu cần chứ không phải chuyên môn. Nguyễn Thnah Hải giám đốc trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel bị nhét vào ban Futsal có lần than thở với ông Vũ Mạnh Hải: “Cháu biết gì Futsal đâu mà các ông đưa cháu vào đây”.
Ban kỷ luật có ông Phạm Thành Long, nhà báo, trước là Tổng Biên tập báo tiền phong, rõ ràng không có chuyên môn bóng đá, mà ban này rất cần chuyên môn cao vì toàn đi mổ băng hình các trận đấu để di kỷ luật người ta. Trưởng ban kỷ luật Nguyễn Hải Hường học Từ Sơn ra, chuyên làm “án chỉ” tức trên chỉ xuống để trấn an dư luận,luôn bị các đội kêu ca. Gặp ai rắn mặt, ví dụ như ông chủ tịch Hải Phòng Trần Mạnh Hùng, thầy Hường tỏ ra hiền như mèo con. Vừa rồi cổ động viên Hải Phòng đốt pháo, gây loạn trên sân Mỹ Đình với trận đấu với Hà Nội, thầy Hường sáng tạo ra bản án rất vui nhộn: “Cấm cổ động viên Hải Phòng đi sân khách hết năm 2017”.. “Hết năm 2017”nghe vô cùng quyết liệt, nghiêm minh,sang suốt. Lượt trận kế tiếp, Hải Phòng đi làm khách ở Sân Cần Thơ, các cổ động viên Hải Phòng mặc áo đỏ vô tư vào sân trước sự bất lực của ban tổ chức trận đấu vì: “Đâu, toi có phải là cổ động viên Hải Phòng đâu? Các ông lấy gì chứng minh tôi là cổ động viên Hải Phòng?
Đúng ra, quốc tế người ta sẽ buộc phạt đội Hải Phòng thi đấu vài trận không kháng giả. Nhưng phạt thế với Hải Phòng, ông Hùng nhảy dựng lên ngay. Chưa phạt , ông Hùng đã lý luậ: “Đội bóng Hải Phòng không có hội cổ động viên, thế nên cụm từ cổ động viên hải Phòng là không tồn tại, Ban kỷ luạt giứ văn bản về nơi đâu để thông báo?” Cia thế cũng ngang. Trận đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia bán kết lượt về VFF Cúp 2016 trên sân Mỹ ĐÌnh, chiếc xe cở đội tuyển Malaysia bị ném vỡ kính,VFF bị AFC phạt 38.000 USD. Giá mà lúc đó ông Hùng ra cãi “ Việt Nam không có hội cổ động viên” thì VFF khỏi mất tiền.
VFF có mười ba ban và một hội đồng huấn luyện ở tâng quản lý trực thuộc ban vhaaps hành và mười một phòng ở tầng điều hành dưới quyền quản lý của Tổng Thue ký. Các ban đóng vai trò lãnh đạo, định hướng , còn các phong làm nhiệm vụ thực thi. Nhưng trên thực tế các ban ngày hcir ngồi chơi, cấu tạo cho có, để cho các vị Ủy viên ban chấp hành có ghế để ngồi, thấy có những vị cùng lúc ngồi mấy ban liền. Ông Tuấn vừa làm Phó chủ tịch VFF vừa làm phó ban chiến lượt, phó ban tài chính vận dộng tài trợ. Chẳng lẽ khi họp chung VFF thì anh là sếp người ta, đến khi họp ban riêng, anh là cấp dưới người ta? Giống như trong một doanh nghiệp, anh vừa làm phó giám đốc, vừa làm phó phòng hành chính.
Giữa các ban và các phòng thấy có móc nối với nhau một cách Lo-gic. Phía trên có ban bóng đá nữ và ban Futsal, thế còn ban bóng đá nam, ban bóng đá trẻ đâu? Chẳng lẽ chỉ mỗi nữ và futsal mới cần định hướng? Lẽ ra thì chỉ có một ban gọi là ban các đội tuyển. Định hướng tất “nam , nữ , lão, ấu, futsal”. Vừa có ban trọng tài lại vừa có ban điều hành trọng tài. Đúng ra ban trọng tài làm đào tạo, định hướng trọng tài còn ban điều hành trọng tài phân công các trọng tài thì hiện nay ban làm hết, phòng thì ngồi không, thỉnh thoảng phòng đi lo chuyện hồ sơ, đăng ký, thủ tục xin cho lớp trọng tài của các học viện.
Nguyên là năm 2005, phòng điều hành trọng tìa được lập theo kiểu tách biệt hai cấp quản lý và điều hành, phòng lúc đó lấy quyền phân công trong tài của ban, ông Khôi túm ông Phạm Trung (tức Trung “Mán”) vốn là giảng viên thể chất của đại học quốc gia, thỉnh thoảng cầm cờ chạy một vài trận đấu, về làm trưởng phòng. Nhưng ban dần lấy lại quyền từ phòng, vì nghề nghiệp vụ trọng tài thì ông Trung tuổi nào mà đi so với những ông như Nguyễn Văn Mùi, Đoàn Phú Tấn. Thế rồi phòng cũng cứ thế mà duy trì, để ông Trung ngồi chơi xơi nước, vâng sja mười hai mươi trời.
Ờ mà có nhiều phòng thì mới nhiều mầu. Một vị trí vừa khuyết, mới rung một cái, sáu đứa chạy đến nộp mạng. Nộp chưa chắc đã được, có đứa tiền mất mà tật mang phải ngậm bồ hòn làm kẹo ngọt. Nhân đạo, tình cảm hơn thì anh mày ngọt nhạt “thôi mày về đi, chưa đủ tuổi đâu, yếu thì đừng có ra gió làm gì”. Mà đã mất tiền chạy thì phải tìm cách gỡ lại, xin vào ban tổ chức giải này giải kia, rồi ăn cả văn phòng phẩm. Biết nó ăn đấy, nhưng vẫn phải lờ đi, vì nó cúng cho mình rồi. Mà chưa rung, các ông bà đã đến nộp rồi. Tin tức từ nội bộ VFF ra, đại hội nhiệm kỳ 7 xong xuôi, mỗi trưởng phó phòng vác quà đến nhà mừng tân phó chủ tịch VFF trở lại mái nhà xưa sau hai năm lưu đầy ở tổng cục. Có một ông lúc đó vừa bị ngã xe máy què chân cũng phải cố chống nạn đến.